Tài liệu Sử thi Tây Nguyên kho tàng sách cổ quý giá Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sử thi Tây Nguyên kho tàng sách cổ quý giá Việt Nam


    Có thể nói, thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX là thời kỳ phát hiện lại sử thi Tây Nguyên. Bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên dự kiến cứ trên 100 tác phẩm của các dân tộc Mơnông, Ấđờ, Rạc Glai, Xơ Đăng, Ba na lần lượt xuất bản từ năm 2004 đến nay đã in được 52 trên tổng số 75 cuốn. Mỗi tập sách có độ dày trên dưới 1000 trang. Khác với người Mơnông , người Êđê giỏi nhất nắm hết tinh hoa của sử thi của dân tộc mình.
    Trong kho tàng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể” của UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi. Đó là những áng hùng ca là căn cứ vào các âm điệu của các anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy. Nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là sử thi. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn nghệ dân gian thời sơ cử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy. Hơn thế nữa, sử thi không chỉ là đặc trưng, nét độc đáo duy nhất của vùng văn hóa Tây Nguyên, mà vùng này thể hiện tính thống nhất của mình qua nhiều hiện tượng văn hóa tiêu biểu khác như âm nhạc cồng chiêng, văn hóa nhà mồ, các luật tục tập quán.
    Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi các khoa học gọi là “vùng sử thi”. Từ bản sử thi Đam San của người Êđê được công bố từ đầu năm 1927, đến nay phát hiện được trên 20 sử thi, trong đó có các sử thi nổi tiếng còn được truyền tụng tới nay được thể hiện qua các tác phẩm như:
    1. Ẳm lẹt luông (dân tộc Thái) đây là bản thứ ba trong sử thi thần thoại Ẳm lẹt luông của dân tộc Thái. Tác phẩm thường được các thầy mo đọc trong các buổi cúng lễ, là một áng văn vần dài kể lại nguồn gốc sinh ra trời đất và muôn loài, kể lại quá trình đấu tranh gian khổ của loài người nhằm tồn tại như một sinh vật cao đẳng.
    2. ChiLokek (dân tộc Êđê) là tính chất anh hùng ca mang nội dung chống áp bức bất công, chống lại tội ác, ca ngợi tinh thần thượng võ, bảo vệ điều thiện, bênh vực sự công bằng xã hội.
    3. Đam Di đi săn (dân tộc Êđê) là thiên anh hùng ca bất tận nêu cao lòng dũng cảm và bổn phận của người đàn ông trong gia đình, trong dòng họ trong cộng đồng, ca ngợi truyền thống thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên. Đó là bức tranh toàn cảnh về một xã hội mới chỉ được kết cấu ở thang bậc là các cộng đồng làng.
    4. Đam San (dân tộc Êđê) là bản trường ca giới thiệu được đầy đủ nhiều chi tiết và cách diễn tả của nguyên bản để ta nắm được cái phần dân tộc.
    5. Đất trời - con người (dân tộc Dao) câu chuyện về hạn hán, hồng thủy, loài người chết hết , câu chuyện phản ánh nửa huyền thoại nửa lịch sử của người Dao về nguồn gốc mình.
    6. Đăm Na - trường ca H”men (dân tộc Bana) phản ánh nhiều mặt của xã hội của một chặng đường lịch sử tộc người Bana ở vùng sâyba rộng lớn.
    7. Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường) là một sử thi thật sự được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ. Tiêu đề của bài vốn là tên của hai con rắn (đoạn) nhưng trong ý niệm của người Việt Mường thì đất - nước còn mang ý nghĩa Tổ Quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nội dung giới thiệu quá khứ tộc Mường từ khi chưa có đất, chưa có nước cho đến hình thành dân tộc, hình thành bộ máy nhà nước , mặc dù chưa được nhào nặn nhưng cũng đã là tác phẩm có tầm cỡ được thế giới khoa học lưu ý ngay từ buổi đầu được giới thiệu.
    8. Nguồn gốc cấy lúa - cây ngô (dân tộc Pupéo) thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai hấp dẫn về nguồn gốc cây trồng.
    9. Trông Mường (dân tộc Thái).
    10. Vần ca (dân tộc Mường) là tác phẩm dựa trên một thần thoại Thiên khải Mường từ một thần thoại chung các Mường khác nhau đã sáng tạo nên những tác phẩm khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...