Luận Văn Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 - 1975

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    -o0o-
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài: .1
    II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2
    III. Phạm vi nghiên cứu: .4
    IV. Mục đích nghiên cứu: 4
    V. Đóng góp của đề tài: .4
    VI. Phương pháp nghiên cứu: 4
    VII. Kết cấu của luận văn: 5
    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ QUAN NIỆM
    NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
    ĐOẠN 1945 – 1975
    I. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975:
    1. Nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng,
    phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu: 6
    2. Văn học hướng về đại chúng: .7
    3. Nền văn học chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi: .8
    II. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn 1945 – 1975:
    1. Quan niệm về con người trong văn học Việt Nam 1945 – 1954: .10
    2. Quan niệm về con người trong văn học Việt Nam 1955 – 1964: 11
    3. Quan niệm về con người trong văn học Việt Nam 1965- 1975: 12
    4. Quan niệm về tình yêu trong thơ kháng chiến 1945 – 1975:
    4.1. Từ “cái tôi” lãng mạn trong Thơ mới đến “cái ta” lãng mạn
    cách mạng trong thơ tình yêu thời kì kháng chiến: 13
    4.2. Quan niệm về tình yêu trong thơ kháng chiến
    (1945 – 1975): .14
    CHƯƠNG II: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH
    LÃNG MẠN TRONG THƠ TÌNH YÊU THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN
    (1945-1975)
    I. Tình yêu hồn nhiên, tươi trẻ, đằm thắm giữa đạn lửa chiến tranh: 17
    II. Tình yêu và nỗi nhớ vượt không gian, thời gian: 20
    III. Tình yêu lí tưởng vượt qua những mất mát đau thương trong chiến tranh:
    1. Tình yêu lí tưởng: .30
    2. Niềm đau xót, sự vượt lên những mất mát đau thương
    trong tình yêu: 32
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC, NGHỆ THUẬT BIỂU
    HIỆN
    I. Môtíp riêng – chung: 40
    II. Không gian nghệ thuật: 44
    III. Phương thức tự sự: .46
    IV. Vận dụng thể thơ tự do: 51
    PHẦN III: KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975
    - Trang 1 -
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca. Nhắc đến tình yêu, người
    đọc thường nghĩ đến Thơ mới. Hầu như trong văn nghiệp của các nhà thơ
    mới đều có thơ viết về tình yêu. Xuân Diệu được Hoài Thanh dành tặng
    danh hiệu nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, lại cũng chính là người
    viết nhiều về thơ tình yêu và được suy tôn là ông hoàng của thơ tình. Tuy
    nhiên, vấn đề mà đề tài quan tâm khám phá là thơ tình yêu ra đời trong
    những năm kháng chiến 1945 – 1975. Giai đoạn mà dân tộc, đất nước ta
    đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đối đầu với nhiều kẻ thù xâm lược. Nền
    văn học giai đoạn này chủ yếu phản ánh cuộc chiến tranh thần thánh của
    nhân dân ta. Cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng về quê hương, đất
    nước về những tình cảm cộng đồng. Thơ tình yêu ra đời trong bối cảnh lịch
    sử đó.
    Mặc dù viết về tình yêu riêng tư, đời sống cá nhân nhưng thơ tình
    yêu giai đoạn này đã thật sự góp phần làm đa dạng nền thơ Việt Nam hiện
    đại. Qua cái riêng, số phận mỗi cá nhân, người đọc vẫn thấy được số phận,
    hoàn cảnh chung của cả cộng đồng, dân tộc. Hiện thực của cuộc chiến được
    tái hiện sống động trong thơ làm cho thơ tình yêu giai đoạn này có những
    giá trị, đóng góp nhất định.
    Nhà thơ Thụy Điển Nazim Hitmet từng phát ngôn: Đừng hi vọng
    những câu thơ anh viết sẽ làm rung động trái tim người khác nếu trước tiên
    nó không làm trái tim anh rung động. Quả thật, những cảm xúc nhớ thương
    da diết, những khát vọng hạnh phúc sum vầy, tình yêu trong đời sống cá
    nhân thời chiến tranh từng làm rung động trái tim người đọc. Sau những
    cuộc hành quân chiến đấu, đôi mắt người yêu lại hiện về trong nỗi nhớ
    mong khao khát, khắc khoải, đầy suy tư:
    Những đêm dài hành quân nung nấu
    Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
    ( Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
    Và nỗi nhớ mong yêu thương vừa trừu tượng, vừa cụ thể như có dáng hình:
    Rút sợi thương
    Chằm mái lợp
    Rút sợi nhớ
    Đan vòm xanh
    hay đó là nỗi đau li biệt cồn cào oặn thắt từ hình sông, dáng núi:
    Núi vẫn đôi mà anh mất em
    Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975
    - Trang 2 -
    Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ nhung và cả sự mất mát chính là những góc
    khuất trong đời sống tinh thần của con người thời kháng chiến. Chính vì
    vậy, tôi đã chọn cho mình đề tài: Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ
    tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975. Đề tài xuất phát từ tình hình thực tế là
    chưa có công trình nào nghiên cứu về thơ tình yêu trong giai đoạn này. Đề
    tài Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 –
    1975 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng hợp về thời đại, đất nước và con người,
    giai đoạn văn học, những đặc điểm của thơ tình yêu. Qua đây, ta thấy được
    lí tưởng sống và quan niệm về tình yêu thời kháng chiến của một thế hệ cha
    anh. Để từ đó, người đọc thêm yêu, đồng cảm, trân trọng họ hơn. Bởi họ đã
    góp cho thơ ca nói chung và thơ kháng chiến nói riêng những bản tình ca
    bất diệt.
    II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
    Cho đến thời điểm này, tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu
    chuyên biệt nào về thơ tình yêu giai đoạn 1945 – 1975. Các nguồn tư liệu
    chủ yếu là các giáo trình trình bày về giai đoạn, đặc điểm thời kì văn học,
    hay các bài nghiên cứu đặc điểm thơ kháng chiến nói chung, hoặc đi sâu
    phân tích, nghiên cứu về thơ của một tác giả tiêu biểu. Những kiến thức mà
    tôi thu được qua quá trình tìm hiểu các nguồn tư liệu này đã góp phần định
    hướng, giúp triển khai đề tài nghiên cứu.
    Sau đây là một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan:
    1. “Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975”
    (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội – 1998), nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Bắc
    đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về nền thơ ca Việt Nam trong 30
    năm. Tác phẩm được trình bày gồm 3 chương:
    Chương I: Những biểu trưng về Tổ quốc trong thơ ca Cách mạng
    Việt Nam (1945 – 1975).
    Chương II: Những biểu trưng về người anh hùng trong thơ ca Cách
    mạng Việt Nam (1945 – 1975).
    Chương III: Những biểu trưng về kẻ thù trong thơ ca Cách mạng
    Việt Nam.
    Ở chương II “Những biểu trưng về con người anh hùng trong thơ ca Cách
    mạng Việt Nam 1945 – 1975”, tác giả đã trình bày “biểu trưng về con người
    tình nghĩa”. Theo Nguyễn Duy Bắc, trong giai đoạn đất nước có chiến
    tranh, “con người vì nghĩa, vì đại nghĩa” là lẽ sống cao nhất của người anh
    hùng. Hạnh phúc lớn nhất của con người là hi sinh tình yêu cá nhân cho
    tình yêu nước, yêu giai cấp, yêu nhân dân. Tình yêu quê hương, đất nước là
    nền tảng để tôn thêm ý nghĩa và màu sắc mới mẻ cho tình yêu lứa đôi. Do
    vậy, tình yêu lứa đôi được tác giả xác định trên quan điểm hòa cái riêng vào
    cái chung, theo các tiêu chuẩn về lẽ sống của người anh hùng.
    Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975
    - Trang 3 -
    2. Qua chuyên đề nghiên cứu “Về một đặc điểm của thơ Việt Nam từ
    1955 đến 1975” (in trong tác phẩm: “Năm mươi năm văn học Việt Nam sau
    Cách mạng tháng Tám” của nhiều tác giả, NXB đại học quốc gia, Hà Nội –
    1996), giáo sư Trần Đăng Xuyền đã nêu lên một trong những đặc điểm cơ
    bản nhất của thơ Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 là: “Sự hồi sinh của cái
    tôi đời tư theo xu hướng hòa hợp với cái ta chung và sự đậm dần, mở rộng,
    phát triển mạnh mẽ của cái tôi sử thi” [13; 258]. Như vậy, thơ tình yêu ra
    đời trong giai đoạn này cũng không vượt ra ngoài đặc điểm đó, nhà nghiên
    cứu Trần Đăng Xuyền khẳng định: “Ngay cả đến tình yêu, một thứ tình cảm
    riêng tư nhất cũng được nhìn nhận theo chiều hướng hòa hợp với cái ta
    chung, ” [13;260]. Cái “tôi” riêng tư được đặt trong mối quan hệ thống
    nhất với xã hội với đời sống của đất nước, của nhân dân. Qua bài nghiên
    cứu này, Trần Đăng Xuyền chú trọng khám phá đặc điểm thơ ca Việt Nam
    chủ yếu về mặt thi pháp thể loại.
    3. Với tác phẩm “Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 –
    1975” (NXB Giáo dục, năm 1998), Vũ Duy Thông tập trung khám phá vẻ
    đẹp tính thẩm mỹ qua nghệ thuật xây dựng hình tượng về đất nước, hình
    tượng về Bác Hồ, hình tượng về người lính. Bên cạnh những hình tượng đó,
    tác giả còn khám phá hình tượng về người phụ nữ trong thơ ca cách mạng.
    Tác giả cho người đọc thấy sự hi sinh lớn lao của những người mẹ, người
    vợ, người yêu trong thời kháng chiến. Tác giả cũng đã dẫn ra nhiều dẫn
    chứng thơ của Nguyễn Mĩ, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Trần Hữu Thung, Bùi
    Minh Quốc, Tuy nhiên, hình tượng người phụ nữ chủ yếu chỉ được nhìn
    nhận trên cơ sở đại diện cho hình ảnh nhân dân anh hùng.
    4. Với công trình “Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt
    Nam” (NXB Giáo dục, năm 1998), nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ đã đề cập
    đến thơ tình yêu ra đời trong giai đoạn 1945 – 1975 qua một bài viết ngắn
    nói về “Tình nghĩa riêng chung”. Giáo sư chỉ ra rằng thơ tình yêu giai đoạn
    này cũng có sự thống nhất riêng – chung.
    Nhìn chung, các tư liệu vừa dẫn ở trên đều có sự thống nhất trong
    nhìn nhận quan niệm về tình yêu biểu hiện trong văn học và thơ ca thời kì
    kháng chiến là đặt cái tôi riêng tư, tình yêu đôi lứa hài hòa với cái ta chung,
    tình yêu Tổ quốc. Qua đây, nó tạo điều kiện cho người viết nắm vững đặc
    điểm biểu hiện của thơ tình yêu, vận dụng vào phân tích, khám phá triển
    khai.
    Bên cạnh những tài liệu nêu trên, người viết còn tiếp cận các giáo
    trình như: “Văn học Việt Nam hiện đại tập II” (từ sau Cách mạng tháng
    Tám 1945, NXB Đại học Sư phạm – 2007) do giáo sư Nguyễn Văn Long
    chủ biên; “Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
    Tám”(NXB Giáo dục, năm 2001) cùng của giáo sư Nguyễn Văn Long
    (NXB Giáo dục, năm 2001). Hai quyển giáo trình trên đã giúp người viết có
    cái nhìn tổng hợp và hệ thống về giai đoạn phát triển 1945 – 1975 của nền
    văn học Việt Nam hiện đại. Nền văn học Việt Nam thời kì này có những
    Sự thể hiện tình yêu trong một số bài thơ tiêu biểu giai đoạn 1945 – 1975
    - Trang 4 -
    đặc điểm riêng, và quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự thay đổi
    qua từng chặng đường văn học.
    Tóm lại, nguồn tư liệu giúp cho việc nghiên cứu về thơ tình yêu giai
    đoạn 1945 – 1975 còn rất hạn chế. Dù vậy, đây vẫn là những nguồn thông
    tin cơ sở quý báu, làm tiền đề giúp người viết đi sâu khám phá sự thể hiện
    về nội dung và nghệ thuật của thơ tình yêu giai đoạn 1945 – 1975.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...