Thạc Sĩ Sự thay đổi thành phần loài theo mùa và sinh cảnh tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT 7
    PHẦN MỞ ĐẦU 10
    PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
    1.1 Tình hình nghiên cứu khu hệ bướm ngày tại Đông Nam Á, Đông Dương và
    Việt Nam 12
    1.2 Tình hình nghiên cứu sinh thái bướm ngày ở Châu Á và Việt Nam . 13
    1.3 Điều kiện tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Tàkóu . 16
    PHẦN II: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP 17
    2.1 Vật liệu – Hóa chất 17
    2.2 Phương pháp . 17
    PHẦN III: KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 24
    3.1 Khu hệ bướm ngày tại KBTTN Tàkóu . 24
    3.2 Sự thay đổi số lượng loài theo sinh cảnh và mùa . 46
    PHẦN IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 58
    4.1 Kết luận . 58
    4.2 Kiến nghị . 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60
    Lời mở đầu
    Trong điều kiện ở Việt Nam, vì nhiều lý do, các nghiên cứu côn trùng thường bị bỏ
    sót trong những khảo sát về đa dạng sinh học. Mặc dù vậy, khảo sát thành phần bướm
    ngày vẫn được thực hiện, nhưng riêng lẻ và rời rạc. Hiện nay, nghiên cứu côn trùng đã
    được quan tâm hơn. Các khảo sát côn trùng nói chung và bướm ngày nói riêng đã được
    thực hiện trong các dự án nghiên cứu về đa dạng sinh học. Nhờ đó, các kết quả thu thập
    được có sự liên kết với nhau. Các khảo sát được thực hiện không chỉ nhằm thu thập
    thành phần loài mà còn kết hợp ghi nhận thêm các thông tin khác về sinh thái côn trùng
    và phân tích mối quan hệ giữa côn trùng và môi trường sống của chúng. Mục đích
    nghiên cứu còn phục vụ được cho công tác bảo tồn và giáo dục môi trường.
    Trong số các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn (KBT) hiện nay, KBTTN
    Tàkóu đặc biệt không chỉ vì nó nằm trong vùng có nhiệt độ cao với mùa khô kéo dài
    mà còn vì sự hiện diện của núi Tàkóu và KDL núi Tàkóu. Về mặt địa lý, núi Tàkóu
    được xếp trong hệ thống núi thuộc dãy Trường Sơn, nằm xa dãy Trường Sơn nhất, rất
    gần biển và là “hòn đảo lớn độc lập, nổi lên giữa một vùng hoang vắng đầy cát và trơ
    trụi của Tây Nam Bình Thuận” (Maitre, 2008). Sự khác biệt của núi Tàkóu và khu vực
    xung quanh nó về độ cao và thảm thực vật có thể tạo ra những ngăn cách địa lý mà các
    sinh vật tại đây phải đối mặt. Thật vậy, các nghiên cứu trước đây tại KBTTN Tàkóu đã
    chứng minh khu vực này có một hệ thực vật và động vật có giá trị và cần nhận được
    nhiều sự quan tâm (L.H.Trường, 2000; T.A.Thơ và cs., 2009; T.V.Bằng và cs., 2009).
    Mặc dù vậy, thông tin về đa dạng sinh học tại đây vẫn còn cần được bổ sung.
    Là một phần của dự án Nâng cao năng lực bảo tồn và nhận thức cộng đồng về đa
    dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Tàkóu, đề tài “KHU HỆ BƯỚM NGÀY
    (LEPIDOPTERA: PAPILIONOIDEA) – SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN LOÀI
    THEO SINH CẢNH VÀ MÙA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀKÓU, TỈNH
    BÌNH THUẬN” được thực hiện với các mục tiêu:
     Đánh giá tính đa dạng và phân bố của bướm ngày tại KBTTN Tàkóu
     Tìm hiểu ảnh hưởng của sinh cảnh và mùa đến số lượng bướm ngày tại KBTTN
    Tàkóu
    Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu như trên, các nội dung cần thực hiện gồm:
     Khảo sát thành phần loài bướm ngày tại KBTTN Tàkóu.
     Quan sát, ghi nhận sự hiện diện của bướm ngày trong từng sinh cảnh và hoạt
    động của chúng.
     Quan sát, ghi nhận thời gian các loài bướm ngày hiện diện trong khu vực khảo
    sát.
     Tổng hợp số liệu và phân tích ảnh hưởng của sinh cảnh và mùa đến sự hiện diện
    của bướm ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...