Báo Cáo Sứ thần Đại Việt qua triều đại Lý- Trần- Lê

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sứ thần Đại Việt qua triều đại Lý- Trần- Lê​
    Information
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1. Giới thiệu về đề tài 1
    1.2. Bố cục niên luận 1
    NHẬN XÉT CHUNG 3
    1. Tìm hiểu về tiểu sử của một số sứ thần Việt Nam tiêu biểu 3
    2. Mục đích đi sứ của các sứ thần 6
    3. Các lễ vật cống sính 8
    4. Quan hệ ngoại giao Đại Việt thời Lý – Trần – Lê 10
    KẾT LUẬN 13
    PHẦN NỘI DUNG 14
    2.1. NHÀ LÝ 14
    2.2. NHÀ TRẦN 16
    2.3. NHÀ LÊ 20


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.1. Giới thiệu về đề tài
    Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi một quốc gia, ngay từ buổi đầu dựng n¬ước vấn đề đối ngoại đã đ¬ược ông cha ta quan tâm đặc biệt. Mục đích của chính sách đối ngoại này là duy trì độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, chính vì vậy trong các bộ sử x¬a các nhà sử học đã giành rất nhiều trang viết để ghi lại những sự kiện ấy. Trong những trang viết về ngoại giao đó chúng ta thấy nổi lên vai trò vô cùng to lớn của các sứ thần, họ là những ng¬ời đại diện cho một quốc gia, quyết định vận mệnh của một đất nước, một triều đại, là cầu nối giữa n¬ứơc ta với các n¬ước khác. Bởi vậy mà cũng có rất nhiều nhà sử gia đã thống kê về sứ thần Việt Nam qua các triều đại nh¬ư:
    - Tác giả Phan Huy Chú: Lịch triều hiến ch¬ương loại chí, tập 3.
    - Tác giả Lê Tắc: An Nam chí lược
    Với thời gian và trình độ có hạn, ở đây người viết giới hạn lại trong việc thống kê các sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê trên cơ sở bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
    Mục đích của em khi nghiên cứu đề tài này là hiểu thêm về sứ thần Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, qua đó cũng hiểu thêm về quan hệ ngoại giao của các triều đại ấy, và bước đầu rút ra một vài nhận xét.
    Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện và h¬ướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
    .







    NHẬN XÉT CHUNG

    Ngoại giao là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi nói đến một quốc gia không thể không nói đến đường lối đối nội và đối ngoại của quốc gia đó, nó quy định đến sự tồn suy, thịnh vong của mỗi quốc gia. Với lịch sử dựng nước hàng nghìn năm, Đại Việt là một nước nhỏ tiếp giáp với những nước láng giềng khác nhau, có những nước lớn như: Trung Hoa hùng mạnh và một số nước khác, dù lớn hay nhỏ thì các nước đó đều có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lí chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối chính trị thích hợp đó là: giữ vững độc lập chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nêu rõ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đại Việt đối với quan hệ láng giềng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn mà những khi ứng thù lại rất quan hệ không thể xem thường cho nên nghĩa tu hiếu (sửa việc giao hiếu), đạo giao lân (giao thiệp với nước láng giềng) chép ở hiền truyền (sách Mạnh Tử) chính là đem lòng thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận” . Để duy trì mối quan hệ ngoại giao ấy thì vai trò của các sứ thần rất quan trọng. Sứ thần Đại Việt chính là cầu nối ngoại giao giữa Đại Việt với các nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...