Báo Cáo Sự tham gia hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rảnh rỗi của người dân phường Cao Xanh – thà

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người. Xã hội càng phát triển hiện đại thì nhu cầu giải trí càng trở nên phong phú, sinh động hơn, càng trở thành một nhu cầu to lớn và cấp thiết của mọi người. Thực chất giải trí là một hình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những mệt mỏi ức chế và phục hồi sức khỏe đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnh toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đi những căng thẳng mệt mỏi, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra. Giải trí cũng là yêu cầu, điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian rỗi một cách có lợi.
    Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hoá cơ bản của con người. Nó giúp con người giải toả những căng thẳng do lao động trí óc và chân tay đưa lại, tạo điều kiện để con người phát triển và hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tình cản và nhân cách. Do đó con người không thể thiếu các hoạt động vui chơi giải trí để được nghỉ ngơi, tìm lại thế cân bằng mới để tiếp tục lao động, học tập, sáng tạo với chất lượng tốt hơn. Vui chơi giải trí rèn luyện cho con người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo quy luật của cái đẹp.
    Nhu cầu giải trí là các hoạt động vui chơi, thư giãn về thể chất và cân bằng về tinh thần trong lúc nghỉ ngơi. Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách chuyển trạng thái từ lao động sản xuất, các hoạt dộng sinh tồn có tính chất sinh vật sang hoạt động vui chơi giải trí về tinh thần như: đọc sách báo, thưởng thức nghệ thuật, xem ti vi, giả trí về thể lực như thể dục, thể thao, du lịch Các hoạt động giải trí có vai trò to lớn kích thích trí tuệ sáng tạo của con người phát triển đến vô cùng.Trong khi vui chơi giải trí người lớn tái nhận thưc hiện thực, còn trẻ em từng bước nhận thức thế giới xung quanh để tự rút ra cảm nhận được cái đẹp, cái tốt, cái xấu, trật tự kỷ cương Góp phần hình thành nhân cách con người.
    Bên cạnh đó các hoạt động giải trí ( với tư cách là những hoạt động tự do theo nhu cầu, sở thích của cá nhân) là một bộ phận cơ bản trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân là một trong những thước đo lối sống của con người.
    Xã hội càng phát triển thời gian lao động càng rút ngắn lại và thời gian rỗi ngày càng nhiều hơn.Với xu hướng đó mối quan tâm xã hội không còn là: “ Làm sao để làm việc được nhiều hơn” mà sẽ là “ Làm thế nào để giải trí được nhiều hơn”.
    Tuy nhiên đối với người nông dân hiện nay nền kinh tế đã cuốn hút họ vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Vì vậy thời gian rỗi dành cho người nông dân còn hạn chế, hơn nữa họ thường phải lo toan nhiều cho cuộc sống hằng ngày của gia đình nên phần nào họ thường không quan tâm đến nhu cầu tinh thần của cá nhân mình cũng như gia đình. Bên cạnh đó họ còn phải chi nhiều cho cuộc sống hằng ngày nên sự đầu tư, chi phí cho giải trí còn nhiều hạn chế.
    Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cần có sự quan tâm nghiên cứu hoạt động giải trí của người dân đang được các cấp, các nghành, các địa phương quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, qua đợt đi thực tế nghiên cứu tìm hiểu sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân là một vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Sự tham gia hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rảnh rỗi của người dân phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh”.
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    Với kết quả nghiên cứu của mình đề tài góp phần bổ xung thêm lý luận nghiên cứu xã hội học về giải trí. Bằng những phân tích sâu sắc về giải trí sẽ góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về giải trí, khắc phục quan niệm sai lầm đang phổ biến trong xã hội coi giải trí là rong chơi vô bổ, đối lập với lao động.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Nghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ giúp cho chúng ta thấy được những hoạt động giải trí mà người dân thường tham gia. Giúp cho người dân nhận thức phân biệt được hoạt động giải trí với một số hoạt động tuy cùng diễn ra trong thời gian rỗi và giống với hoạt động giải trí về mặt hình thức nhưng có nội dung và mục đích khác nhau.
    Đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho chính quyền địa phương và những người làm quản lý văn hoá trong việc hoạch định chính sách phát triển văn hoá tinh thần cho người dân. Cũng như có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí của người dân.
    3.Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu.
    * Mục đích
    Tìm hiểu thực trạng sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Những khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với hoạt động giải trí của người dân và đưa ra khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động giải trí cho người dân.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thông qua thực trạng nghiên cứu sự tham gia các hoạt động giải trí, tìm hiểu những nhân tố cơ bản tác động đến sự tham gia các hoạt động giải trí của người dân. Đưa ra những khuyến nghị nhằm định hướng và thảo mãn nhu cầu giải trí của người dân.
    Phân tích xu hướng sự tham các hoạt động giải trí của người dân.
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
    * Đối tượng:
    Sự tham gia các hoạt động vui chơi giải trí trong thời gian rỗi của người dân.
    * Khách thể:
    Người dân phường Cao Xanh- thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Không gian: 4596 hộ dân phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
    Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu sự tham gia nhiều nhất,thu hút được nhiều người dân tham gia nhất đối với hình thức giải trí nào.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân:
    Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu là những người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn khảo sát, với 5 biên bản phỏng vấn sâu.
    5.2. Phương pháp quan sát:
    Chúng tôi trong quá trình đi phỏng vấn tiến hành quan sát những hình thức giải trí hiện có trên địa bàn cũmg như phương tiện giải trí có trong mỗi hộ gia đình như: Xem ti vi, đọc sách, chơi thể thao
    5.3. Phương pháp phân tích tài liệu:
    Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã đọc và phân tích những tài liệu có liên quan đến giải trí, hình thức giải trí, những báo cáo của địa phương, những công trình nghiên cứu có nội dung về giải trí để hiểu và bổ sung những thông tin cần thiết mà các phương pháp khác còn thiếu.

    MỤC LỤC

    I. PHẦN MỞ ĐẦU 0
    1. Lý do chọn đề tài. 2
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 3
    2.1. Ý nghĩa khoa học. 3
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4
    3.Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 5
    5. Phương pháp nghiên cứu. 5
    5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: 5
    5.2. Phương pháp quan sát: 5
    5.3. Phương pháp phân tích tài liệu: 5
    6. Giả thuyết và khung lý thuyết 5
    6.1. Giả thuyết .5
    6.2. Khung lý thuyết .5
    II. NỘI DUNG CHÍNH 7
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
    1. Cơ sở lý luận: 7
    2. Lý thuyết áp dụng: 8
    2.1. Lý thuyết hành động xã hội: 8
    2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội: 10
    3. Các khái niệm công cụ: 12
    4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. 14
    4.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: 14
    4.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 17
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    1. Thực trạng tham gia các hoạt động giải trí của người dân. 20
    2. Những nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động giải trí của người dân. 28
    2.1. Nhận thức về giải trí 28
    2.2. Hoạt động của hệ thống dịch vụ văn hoá phường. 30
    2.3. Kinh tế gia đình. 33
    3. Xu hướng tham gia các loại hình giải trí của người dân. 34
    III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
    1. Kết luận. 37
    2. Khuyến nghị 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...