Luận Văn Sự tác động của mức lương tối thiểu lên thị trường lao động

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU




    Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào, tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân - quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các khu công nghiệp, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó, chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích cực. Cùng với việc thay đổi các chính sách kinh tế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta cũng có các thay đổi về chính sách tiền lương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên các nhu cầu tối thiểu của người lao động, nó cũng là một trong những công cụ bảo vệ người lao động. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình. Tiền lương tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa về lao động. Với giá cả các mặt hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởng gì tới thị trường, người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao động tại Việt Nam?. Chính sách tiền lương tối thiểu của khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm gì khác nhau?.
    Chính vì vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng này.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 5
    1.Các khái niệm liên quan 5
    2.Khái niệm về mức lương tối thiểu 5
    3.Đặt trưng của mức lương tối thiểu 5
    4.Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu 6
    5.Phương pháp luận xác định lương tối thiểu 6
    6.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu 6
    7.Phân loại mức lương tối thiểu 6
    7.1 Mức lương tối thiểu chung 6
    7.2 Mức lương tối thiểu vùng 7
    8.Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 7
    9.Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu 8
    10.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu 8
    11.Vai trò của lương tối thiểu 8


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 9


    Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 9
    1.1. Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam: 9
    1.2.Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam 9
    a) So sánh sự thay đổi lương tối thiểu qua 6 năm ( 2006 – 2011 ) 10
    b) Thực trạng MLTT của Việt Nam trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) 12
    c) Lý do điều chỉnh mức lương tối thiểu 13
    1.3. Những hạn chế của lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay: 13
    1.4 . Tác động của MLTT 14
    1.4.1. Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường 14
    1.4.2. Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động 15
    1.4.3. Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc làm giữa các vùng 17
    1.4.4. Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động 18
    a) Tác động đến cung lao động 18
    b) Tác động đến cầu lao động 18
    1.4.5. Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu 20


    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 22
    KẾT LUẬN 24
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
    Phụ lục 26





    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
    1. Các khái niệm liên quan
    - Mức lương cơ bản : là mức lương do người sử dụng lao động đặt ra làm cơ sở để tính tiền công, tiền lương của người lao động.
    - Nhu cầu tối thiểu: được hiểu như là một sự đòi hỏi của người lao động về điều kiện sinh hoạt tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc, được phân chia thành hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội học. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên.
    - Mức sống tối thiểu: là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạng hiện vật và giá trị. Mức sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, được biểu hiện giá trị của các tư liệu sinh hoạt và công việc dịch vụ, nó liên quan chặt chẽ với lương tối thiểu.


    2. Khái niệm về mức lương tối thiểu
    Mức lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt nhằm bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ
    để tính các mức lương cho các loại lao động khác,và không được thấp hơn mức sống tối thiểu.
    ( Theo Điều 7 – Bộ luật lao động quy định “người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”)
     Mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố:
    * Mức sống trung bình của dân cư một nước
    * Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt
    * Loại lao động và điều kiện lao động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...