Thạc Sĩ Sự tác động của môi trường sáng tạo và tổ chức học tập lên sự đổi mới trong tổ chức các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
    1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4. Phạm vi nghiên cứu 4
    1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
    1.6. Phương pháp luận 4
    CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 6
    2.1. Cơ sở lý thuyết 6
    2.1.1. Môi trường sáng tạo 6
    2.1.2. Tổ chức học tập 8
    2.1.3. Công ty đa quốc gia 10
    2.1.4. Đổi mới của tổ chức 10
    2.1.5. Quản lý chất lượng (TQM:Total Quality Management) 13
    2.1.6. Các thang đo nghiên cứu 13
    2.1.6.1. Thang đo môi trường sáng tạo 13
    2.1.6.2. Thang đo về tổ chức học tập 16
    2.1.6.3. Thang đo về sự đổi mới của tổ chức 19
    2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
    2.4. Quy trình nghiên cứu
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
    Doanh nghiệp (DN) ngày nay chịu nhiều áp lực rất lớn về sự cạnh tranh, tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Một Doanh nghiệp có thành công hay thất bại lệ thuộc lãnh đạo DN có tầm nhìn xa, thấy được những nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn đối với công ty mình và quan trọng hơn là tìm cách quản lý, cách đổi mới để từ đó lèo lái doanh nghiệp không bị rơi vào khủng hoảng.[www.apave.com.vn, truy cập 15/01/2012].
    Trong chiến lược phát triển kinh tế Xã hội 2011- 2020 Thủ Tướng Nguyển Tấn Dũng có nêu rõ: tái cấu trúc DN, đổi mới DN, phát triển mạnh KTQD, song song đó mỗi DN phải tự đổi mới, tái cấu trúc để thích ứng với sự thay đổi về công nghệ và thị trường nhằm tăng năng suất, chất lượng hiệu quả.[TTXVN/Vietnam+, ngày 15/01/2011].
    Đổi mới DN để tăng trưởng và phát triển, đó là chiến lược quan trọng của bất kỳ công ty nào, nhưng vấn đề đổi mới phải đổi mới như thế nào, các yếu tố nào tác động tích cực đến vấn đề đổi mới thì lại là một vấn đề cho các nhà DN. Nhiều DN đã mắc những sai lầm trong quá trình đổi mới làm kiểm hãm phát triển tăng trưởng của họ.
     Vì vậy vấn đề đặt ra là DN cần phải làm gì để có thể đổi mới? và đổi mới cái gì, như thế nào đáp ứng yêu cầu thực tiễn này?
    Và hiện nay khảo sát tại 400 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, chỉ có 13% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới 51% ở mức yếu.Trình độ công nghệ và sáng tạo của các doanh nghiệp còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ của các nước cũng thấp so với yêu cầu, tỷ lệ ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực.
    Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp là trung tâm để đổi mới khoa học và công nghệ (KH và CN) cho thấy sự chuyển biến về tư duy trong chiến lược phát triển KH và CN giai đoạn 2011-2020 đang được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.(Báo Khoa học và Công nghệ, số 50, ngày 15/12/2011, tr. 5-6)
    Bên cạnh đó, có những khá nhiều mô hình doanh nghiệp đã thành công khi đi lên từ KH và CN. Thí dụ như Công ty Naiscorp (SocBay). Khởi đầu chỉ với 25 triệu đồng, sau 4 năm nghiên cứu, xây dựng và phát triển, Naiscorp đã là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin tiếng Việt. Ðặc biệt trong lĩnh vực tìm kiếm trên di động đã chiếm được thị phần lớn và đẩy lùi được các đối thủ nước ngoài. Hay như Công ty cổ phần Phân bón Fitohoocmon và Công ty cổ phần BiFi với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các loại phụ gia bê-tông, các loại hóa chất, phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Việt Nam cũng đã có doanh thu hằng năm đạt gần 100 tỷ đồng nhờ ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH và CN trong lĩnh vực sinh học do chính công ty nghiên cứu. Hoặc Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco). Sau khi được công nhận là doanh nghiệp KH và CN, uy tín và vị thế của tổ chức đã tăng lên rõ rệt. Doanh nghiệp có số lượng hợp đồng ký kết có giá trị hàng trăm tỷ đồng, trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu về hệ thống thoát nước đô thị đã được cấp bằng sáng chế. Tổng doanh thu hằng năm khoảng 100 tỷ đồng, riêng năm 2009 là 128 tỷ đồng. Doanh thu của các sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu KH và CN hằng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. (Báo Khoa học và Công nghệ, số 50, ngày 15/12/2011, tr. 5-6)
    Vì vậy, tuy rằng quá trình đổi mới công nghệ còn thấp tại Việt Nam hiện nay nhưng cần phải có những doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp mình. Từ đó tạo động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp khác đổi mới doanh nghiệp của họ. Vì vậy cần tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới của doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong đổi mới.
    Và vấn đề nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự đổi mới doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện, cụ thể như sau:
    Trong giữa thập niên 1980 và cuối thập niên 1990 một số nhà trí thức như Ekvall (1983), Ekvall và Tangeberg Anderson (1986), Zain (1995), Zain và Rickards (1996) và Amabile và Conti (1999) đã tập trung nghiên cứu vấn đề làm sao có được một môi trường làm việc sáng tạo gắn liền với một văn hóa làm việc thích hợp trong một tổ chức sẽ nâng cao sức mạnh của tổ chức.
    Và theo (Ekvall, 1996, p.105), Môi trường tổ chức được đề cập như một thuộc tính của tổ chức, là một sự kết hợp của thái độ, cảm xúc, và hành vi tạo nên đặc trưng của tổ chức và tồn tại độc lập với nhận thức và hiểu biết của các thành viên trong tổ chức. Mặt khác, sự sáng tạo là một quá trình tư duy giúp tạo ra các ý tưởng (Majaro, 1992).
    Một tổ chức học hỏi là một hệ thống có khả năng thay đổi và yêu cầu các thành viên phải thích ứng với sự thay đổi bằng cách học hỏi. Tổ chức học hỏi là nơi mà học tập và làm việc kết hợp với nhau có hệ thống và liên tục nhằm hỗ trợ cho sự cải tiến không ngừng; việc học tập phải thực hiện ở mọi cấp độ trong tổ chức, cá nhân, nhóm, và toàn cầu (Watkins, 1996, p.91).
    Nghiên cứu về sự đổi mới cũng xác định một số yếu tố về con người, xã hội, và văn hóa đóng vai trò quyết định trong hiệu quả đổi mới ở cấp tổ chức (OECD, 1997). Các yếu tố này theo OECD (1997) hầu hết tập trung quanh việc học hỏi, việc học tập trong tổ chức (truyền dạy kiến thức rộng rãi đến các cá nhân chủ chốt) là rất quan trọng cho khả năng đổi mới của một tổ chức.
    Nghiên cứu của Meriam Ismail năm (2005) đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của các nhân tố môi trường sáng tạo và tổ chức học tập lên đổi mới tổ chức tại Malaysia thì cho thấy cả hai biến môi trường sáng tạo và tổ chức học tập tác động đồng thời lên đổi mới của tổ chức(58.5%). Nhưng khi phân tích tác động riêng biệt của từng biến thì biến tổ chức học tập với 7 thành phần của nó đã tạo nhiều đóng góp quan trọng đối với việc giải thích sự đổi mới (r = 0.733) hơn so với 10 thành phần môi trường sáng tạo trong tổ chức(r = 0.473).
    Tuy nhiên khi phân tích sâu hơn về các thành phần của môi trường sáng tạo thì có một số lượng đóng góp đáng kể từ các thành phần môi trường sáng tạo đối với sự đổi mới, khoảng 35% khi phân tích hồi qui bội được thực hiện riêng lẻ với 10 thành phần môi trường sáng tạo. Điều này cho thấy sự sáng tạo trong những người tham gia có đã đóng góp vào sự đổi mới. Sự sáng tạo này chủ yếu phát sinh là do có môi trường thử thách (thách thức) và môi trường của niềm tin và sự cởi mở (tin tưởng) hiện diện trong các công ty. Môi trường làm việc đã tạo thách thức và động lực tham gia nhiệt tình của các thành viên trong công ty vào quá trình hoạt động và mục tiêu như những gì Ekvall (1996) đã mô tả. Cho nhân viên cơ hội tìm thấy và giải quyết các vấn đề thách thức và thực hiện các giải pháp, thực chất là phần thưởng cho những thành tích của họ. Môi trường của lòng tin và sự cởi mở tạo nên sự cảm giác an toàn trong mối quan hệ giữa mọi người trong tổ chức dám đưa ra ý tưởng và ý kiến trong sự hiện diện ở mức độ tin tưởng cao (Ekvall,1996). Còn 8 yếu tố còn lại của môi trường sáng tạo (bao gồm : tự do, ý tưởng hỗ trợ, sự năng đông, tính hài hước, cuộc tranh luận, chấp nhận rủi ro, mâu thuẫn và ý tưởng thời gian) thiếu ảnh hưởng đến sự đổi mới trong các tổ chức được lấy làm mẫu, cụ thể là các tổ chức địa phương.
    Nghiên cứu còn chỉ ra rằng không có khác biệt đáng kể trong nhận thức của các thành viên thuộc các cấp bậc khác nhau như quản lý cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở về vấn đề môi trường sáng tạo, đổi mới và tổ chức học tập.cũng như không có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức của các thành viên thuộc quy mô tổ chức như nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn về môi trường sáng tạo, đổi mới và tổ chức học tập.
    Và mặc dù những nghiên cứu về môi trường sáng tạo, tổ chức học tập và đổi mới trong tổ chức được nghiên cứu vào nhiều năm trước nhưng hiện nay nhiều nước trong nghiên cứu đổi mới vẫn đang ứng dụng những nghiên cứu này như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...