Luận Văn Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tiếp nối truyền thống: “Thủy chung, nhân nghĩa”, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước của Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã đứng dậy chiến đấu theo chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với tinh thần: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, rất nhiều người con yêu nước , nhiều cá nhân và gia đình đã hiến dâng cả cuộc sống, cả những người thân đã hy sinh một phần thân thể của mình cho Tổ quốc để khi họ trở về với cuộc sống đời thường lại mang trên mình những thương tật, di chứng của chiến tranh. Chiến tranh qua đi những người con của Tổ quốc khi trở về với đời thường thì họ gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn do hậu quả của chiến tranh. Khắc phục hậu quả chiến tranh đảm bảo cuộc sống cho GĐTB là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta. Thực hiện tốt công tác TB là góp phần to lớn cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà nghị quyết đại hội VIII đặt ra. Trước sự lãnh đạo của Đảng, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc GĐTB đã được đặc biệt quan tâm đến và chính sách ưu đãi đối với người có công ngày càng có ý nghĩa rất là lớn. Bên cạnh đó công tác chăm sóc TB còn không ít những khó khăn, nhiệm vụ công tác ngày càng nặng nề, nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết trước mắt, phải có chiến lược lâu dài. Chuyên đề thực tập: “Sự tác động của CSXH đối với đời sống gia đình thương binh ở huyện Thanh Hà - Hải Dương” góp phần vào việc tạo cơ sở cho việc thực hiện những chính sách xã hội, nâng cao đời sống của thương binh để từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội khắc phục được những hạn chế và thiếu sót của chính sách xã hội nhằm nâng cao đời sống của GĐTB hơn nữa.
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    2.1. Ý nghĩa khoa học:
    Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng những tri thức khoa học xã hội vào việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề xã hội đang được quan tâm, đồng thời đây cũng là một hoạt động để kiểm nghiệm các tri thức, lý thuyết khoa học trong thực tiễn xã hội, góp phần làm phong phú thêm tri thức của chuyên ngành kinh tế lao động & dân số và CSXH.
    2.2 . Ý nghĩa thực tiễn:
    Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB để thấy được hiệu quả chính sách đối với đời sống của họ. Từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với việc thực hiện các chính sách, chỉ ra những hạn chế để có cơ sở khắc phục những khó khăn, thiếu sót nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những GĐTB.
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Mục đích:
    + Nghiên cứu sự tác động của CSXH đối với đời sống GĐTB.
    + Nghiên cứu CSXH đã tác động như thế nào đến đời sống GĐTB trong năm 2005 đến nay thông qua chế độ ưu đãi đối với GĐTB.
    + Đưa ra một số khuyến nghị cho việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với GĐTB.
    3.2. Đối tượng:
    “Sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình th¬ương binh”
    3.3. Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
    + Thời gian: Từ năm 2000 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp phân tích các tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể là những pháp lệnh, quy định, quyết định, thông tư, các báo cáo tổng kết về vấn đề chăm sóc TB của Phòng NV-LĐTB&XH huyện.
    Phương pháp so sánh: So sánh kết quả thực hiện của huyện Thanh Hà với các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
    5 . Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết:
    5.1. Giả thuyết nghiên cứu:
    - Hệ thống CSXH ngày càng được hoàn thiện và bổ sung phù hợp với yêu cầu đời sống vật chất và tinh thần của GĐTB.
    - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đời sống các GĐTB đang từng bước được nâng lên.
    5.2. Khung lý thuyết:
    “ Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh”. (Qua khảo sát tại địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 2
    2.1. Ý nghĩa khoa học: 2
    2.2 . Ý nghĩa thực tiễn: 2
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 2
    3.1. Mục đích: 2
    3.2. Đối tượng: 2
    3.3. Phạm vi nghiên cứu: 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5 . Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết: 3
    5.1. Giả thuyết nghiên cứu: 3
    5.2. Khung lý thuyết: 3
    PHẦN THỨ NHẤT 5
    VAI TRÒ CỦA CSXH ĐỐI VỐI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH 5
    1.1. Khái niệm: 5
    1.2. Các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh 6
    1.3. Các chỉ tiêu đánh giá đời sống gia đình thương binh 10
    1.4. Vai trò của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh. 11
    PHẦN THỨ HAI 12
    phân tích thực trạng Sự tác động của chính sách xã hội đối với Error! Bookmark not defined.
    gia đình thương binh huyện Thanh Hà - hải dương Error! Bookmark not defined.
    2.1. Đặc điểm của huyện Thanh Hà ảnh hưởng đến đời sống gia đình thương binh. 12
    2.3. Phân tích một số chính sách xã hội tác động đến gia đình thương binh huyện Thanh Hà. 21
    2.3.3. Chế độ ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho thương binh. 23
    2.4. Phân tích thực trạng đời sống gia đình thương binh huyện Thanh Hà dưới sự tác động của chính sách xã hội. 27
    PHẦN THỨ BA 41
    Những giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh huyện Thanh Hà 41
    I. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về ưu đãi XH đối với GĐTB 41
    1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ưu đãi xã hội đối với GĐTB. 43
    2. Làm tốt công tác TB là thể hiện tình cảm trong sáng của Đảng, thể hiện đạo lý của dân tộc ta. 43
    3. Xã hội hóa việc chăm sóc các TB bằng phong trào quần chúng. 44
    4. Chính sách ưu đãi xã hội đối với GĐTB. 45
    II. Các giải pháp tăng cường sự tác động của chính sách xã hội đối với GĐTB huyện Thanh Hà. 46
    1. Xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng. 46
    2. Tăng cường kinh phí xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người có công và con em họ. 47
    3. Phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với người có công và gia đình họ. 51
    KẾT LUẬN 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
     
Đang tải...