Tiểu Luận Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức trong gia đình ở các gia đình Việt Nam hiện nay

    1.Đặt vấn đề
    1.1 Nêu vấn đề
    Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.
    Gia đình đảm nhậm một chức năng rất quan trọng đối với mỗi cá nhân đó là chức năng giáo dục. Theo nguyên tắc giáo dục, mỗi đứa trẻ, khi bước vào nhà trường đều có một sự khởi đầu như nhau. Trong thực tế, sự khởi đầu của mỗi đứa trẻ hoàn toàn khác nhau. Vì mỗi đứa trẻ lại được tiếp nhận một quá trình xã hội hóa riêng biệt ở từng gia đình, và đây chính làn quá trình mà trẻ tiếp thu các kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Là bước đầu tạo nên nền tảng nhân cách của cá nhân. Chính vì vậy mà quá trình giáo dục ở gia đình đóng vai trò quan trọng đặc biệt.
    Gia đình ở nước ta hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ và phức tạp do tác động của nền kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với những mặt trái của nó đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hoá và con người Việt Nam. Chính những tác động của một nền kinh tế thị trường đã làm biến đổi chức năng giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với con cái, nó không còn chặt chẽ và quan trọng như trước đây nữa mà chức năng giáo dục đạo đức đó được các bậc phụ huynh đùn đẩy và phó mặc cho nhà trường.
    Hiện nay , ở Việt Nam trong nhiều gia đình chi phí cho giáo dục chiếm tới 30%, thậm chí đến 50% thu nhập của gia đình điều đó chứng tỏ chức năng giáo dục vô cùng qun trọng đối với gia đình. tuy nhiên một thực tế đang hiện hữu đó là họ đầu tư một lượng lớn chi phí của gia đình cho con em mình nhưng số chi phí đó chủ yếu đầu tư vào việc đến trường, còn giáo dục chung và giáo dục đạo đức nói rieeng trong gia đình hiện nay thì đang vị suy giảm rất nhiều so với trước đây. Rất nhiều bậc phụ huynh đã phó mặc chức năng giáo dục nói chung và chức năng giáo dục đạo đức nói riêng cho nhà trường. nếu như trước đây giáo dục đạo đức chính là việc xây dựng cái gốc của nhân cách con người, đặc biệt trong các gia đình Việt Nam với truyền thống cổ truyền bao giờ cũng coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cái là một việc giáo dục quan trọng nhất và coi đó là việc cần thiết. thì bây giờ cha mẹ không còn thời gian chăm sóc cho con cái nhiều như trước đây nữa, mặc dù điều kiện giáo dục tốt hơn trước đây, và đa phần các bậc phụ huynh phụ thuộc rất nhiều vào chức năng giáo đạo đức của nhà trường, mà nhà trường thì vẫn còn chú trọng cung cấp kiến thức khoa học phần nhiều mà chưa chú trọng nhiều đến giáo dục đạo đức.
    1.2 Ảnh hưởng đến xã hội
    Thứ 4, ngày 10/03/2010, trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng từ báo, đài, internet đều đồng loạt đăng tải một tin làm dư luận xã hội bàng hoàng, xôn xao: Sốc với clip nữ sinh đánh đập, xé áo bạn trên phố. Sau khi sự việc này lan rộng và nhận được sự quan tâm của nhiều ngành chức năng, tất cả đều có chung nhận xét: sự việc này là hồi chuông cảnh báo về những biểu hiện đáng lo ngại liên quan đến đạo đức của học sinh hiện nay.
    Thứ 3 ngày 27/04/2010, một video clip ghi lại cảnh “nữ sinh đánh bài cởi áo trong lớp học”được lan truyền với tốc độ “chóng mặt” trên internet. Sau khi xem xong clip này, hầu hết lại có chung nhận định: video nữ sinh chơi bài cởi áo thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay.
    Nhìn vào những thực trạng như vậy ta thấy được việc suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia đình đã và đang có ảnh hưởng lớn đến xã hội vì việc suy giảm các giá trị đạo đức của học sinh đang diễn ra rất nhiều, mà gia đình lại là nơi quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức cho trẻ em hiện nay, chính vì vậy sự suy giảm này có ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ tương lai của đất nước.
    2. Sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay
    Để làm rõ được sự suy giảm chức năng giáo dục đạo đức của gia đình hiện nay thì em xin trình bày trong mối quan hệ so sánh với sự giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống.
    2.1 Giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống
    Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống là đạo đức và cách sống làm người
    Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái.
    sự tôn sùng đạo hiếu là một đặc điểm nổi bật của gia đình truyền thống . đây là một nguyên tắc đạo đức rất được coi trọng , là cốt lõi của luân lý gia đình . hiếu lễ được coi là gốc của đạo đức con người, đã hiếu và lễ thì các đức khác thì cũng đều có được. người có hiếu là người phải biết phục tùng cha mẹ và người trên. Con cháu trong gia đình phải có tâm nguyện phục vụ cha mẹ , ông bà tổ tiên lúc còn sống và khi đã chết.
    Nghĩa và lễ là chuẩn mực quan trọng của gia đình truyền thống, trong gia đình Việt Nam truyền thống người ta người ta khuyến khích thái độ ít nghĩ đến bản than kính trên nhường dưới, không so đo tị nạnh , dễ nhường nhịn tha thứ theo lễ nghĩ cũng là theo những chuẩn mực chung chứ không theo ý muốn riêng của cá nhân. Theo lễ, người con có hiếu và biết lễ phép thì "Khi ở trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh phải vâng dạ kính cẩn, tiến thoái phải chu toàn thận trọng, lên xuống ra vào phải cung kính, không dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp dài, không được đứng dựa nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước mũi Nếu như cha mẹ có lỗi lầm gì, mình vẫn phải vui vẻ hoà nhã dùng lời nói ôn hoà mà can gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe lại càng phải giữ thái độ hoà nhã cung kính hơn, đợi cha mẹ nguôi ngoai rồi lại can gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi phạm lỗi lầm có tội với bạn bè hàng xóm, ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII, tiết 2). Ngược lại, ngay từ khi con cái đến tuổi biết ăn cơm, cha mẹ "cần thiết phải dạy nó biết sử dụng tay phải, con trai phải biết thưa dạ, con gái phải biết nhu hòa Khi con lên sáu tuổi, hãy dạy chúng về số học và đếm số Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào bàn ăn, nhất nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy cho chúng biết nhường nhịn . Mười tuổi, cho ra ngoài học thêm sách vở khác bắt đầu hướng dẫn chúng về lễ, sớm tối tuân theo nghi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...