Tiểu Luận Sự ra đời và phát triển của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Toàn cầu hóa là quá trình hình thành phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ, ảnh hưởng, sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó chính là quá trình phổ biến hóa các giá trị, hoạt động, mô hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên quy mô toàn cầu. Như vậy thực chất toàn cầu hóa là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đó là một quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế và khoa học kỹ thuật. Quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường phát triển trên pạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ phát triển nhanh đồng thời thu hút khoảng cách không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc, tạo nên các mối quan hệ rộng mở.
    Tuy nhiên toàn cầu hóa được quy định bởi sự phát triển cao của lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự phát triển sâu rộng của kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự nảy sinh những vấn đề toàn cầu. Toàn cầu hóa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và cho đến nay vẫn chủ yếu toàn cầu hóa kinh tế cho nên bên cạnh những mặt tích cực mà toàn cầu hóa mang lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia đan tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền, sự giầu sang vô hạn cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người không có điều kiện thuận lợi.
    Mặt trái của toàn cầu hóa đặt các quốc gia, dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị phương Tây, nhất là các giá trị văn hóa Mỹ xâm nhập ồ ạt, thậm chí làm tổn hại bản sắc dân tộc. Đồng thời mặt trái của toàn cầu hóa còn đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vện lãnh thổ của các quốc gia, dân tộc.
    Việt Nam cũng bị tác động mạnh của toàn cầu hóa cho nên luôn luôn nhận thức toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, gồm hai mặt tích cực và tiêu cực đồng thời luôn chủ động hội nhập với chủ trương xác lập một tiến trình hội nhập quốc tế phù hợp, bảo đảm hiệu quả cả kinh tế và chính trị, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều này, Việt Nam đã tích cực hòan thiện chính sách phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển hài hòa, bền vững giữa các quốc gia, các tầng lớp nhân dân.
    Nhận thực về quá trình ra đời và phát triển của phong trào chúng ta cần nhận thức đầy đủ rằng đây là “phong trào dấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa” tức là chúng ta không chống toàn cầu hóa chung chung mà chống mặt trái của nó, đòi hỏi sự công bằng trong toàn cầu hóa, đòi hỏi tính đến các yếu tố, các yêu cầu của các nước đang phát triển. Để hiểu được phong trào này và có quan điểm phù hợp chúng ta cần xác định rõ quá trình ra đời và phát triển của phong trào đồng thời nhận ra những tác động của nó đến đất nước nói chung và đối với quan hệ chính trị quốc tế của Việt Nam nói riêng.
    Từ những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề “Sự ra đời và phát triển của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa” làm hướng nghiên cứu cho tiểu luận môn các phong trào chính trị - xã hội quốc tế.
    [TABLE="width: 638, align: left"]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]TRANG
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...