Luận Văn Sự ra đời và phát triển của báo chí truyền hình

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Sự ra đời và phát triển của báo chí truyền hình


    I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
    Nhờ sự nghiên cứu nỗ lực của các nhà bác học, đồng thời những phát minh trong lĩnh vực vật lý và kỹ thuật cao như: chế tạo ra đĩa kim loại quay trên vật thể đơn giản (nhà bác họp Nép Kêu Đức năm 1879), chế tạo ra đĩa kim loại quay trên vật thể đơn giản (nhà Bác học Eedixơn) đến năm 1927 một số nước phát triển mới bắt đầu xây dựng nhiều đài truyền hình. Cũng có nước lúc đó mới thành công trong việc phát hình. Ở Nga phát hình thành công năm 1928, màn hình nhỏ bằng bao diêm, 30 dòng quét/s, tương đương 1200 điểm, 10 năm sau, năm 1937 mới hoàn thành thời kỳ thử nghiệm và xây dựng đài phát thanh. Người ta vẫn truyền đi những hình ảnh chết (thông tin rất chậm) do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai; đã cản trở sự phát triển của truyền hình. Từ 1945 - 1955 các đài truyền hình thế giới mới được khôi phục, phát triển trở lại. Liên Xô xây dựng thành công đài truyền hình Octanbinơ cột truyền hình cao 500m xếp sau một cột truyền hình Tô rôn lô (canada) trên 500m. Năm 1955 báo chí truyền hình thế giới bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ trở thành báo ngày vì đã cập nhật được thông tin nhờ các chương trình phát thẳng, nay chương trình trực tiếp từ nơi xảy ra sự kiện đến công chúng. Từ đây đã đánh dấu bước phát triển của báo chí thế giới bộc lộ năng lực kỹ thuật của phóng viên và khâu kỹ thuật. Về kỹ thuật truyền hình ngày càng hoàn hảo dần. Từ chỗ 30 dòng quét/s tăng lên 90, 331 625 1250 là truyền hình có độ nét cao. Máy thu hình ngày càng phát triển, ở các nước phát triển qua thống kê đạt 300 máy/1000 dân (một gia đình có một máy). Ghi số ở nước Mỹ cao hơn năm 1970 có 400 máy/1000 dân đến 1900 tăng lên 813 máy/1000 dân.
    Năm 1980 - 1981 xuất hiện truyền hình không biên giới, kênh cáp truyền hình CNN. Trước đó Mỹ đã có những đài rất nổi tiếng như: ABC, NBC, CBS, cạnh tranh ghê gớm với CNN. Năm 1985 CNN đã hoàn vốn, 45% thu nhập là do thuê bao, 55% còn lại do quảng cáo. Năm 1989 lãi 1,3 tỉ đô la, 1990 lãi 2 tỉ. Hiện nay CNN có khoảng 25 kênh quốc tế và 5 kênh trong nước, 160 quốc gia trên thế giới đang sử dụng truyền hình CNN, 54 triệu gia đình mức trực tiếp vào mạng CNN. Chế tạo vô tuyến truyền hình có độ nét cao, trong 4 chương trình NHK (Nhật Bàn) có một chương trình phát cho máy thu hình có độ nét cao. Nếu thành công có thể thay thế hơn trên 1 tỉ máy hiện nay. Phương án làm chương trình truyền hình toàn cầu đang được hình thành, đặc biệt ở châu Âu. Năm 1992 chương trình truyền hình châu Âu ERO News bao hàm 16 nước. Hình thành chương trình , dự án PTTH liên kết toàn cầu liên minh châu Âu gồm 50 nước; tổ chức PTTH của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây ra đời 1946 gồm 15 nước cộng hòa Liên Xô và các nước khoảng trên 30 nước, liên minh phát thanh truyền hình khu vực Ả Rập gồm 22 nước, khu vực trung châu Á, Trung Đông và Bắc châu Phi; liên mình PTTH khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có 34 nước, Việt Nam là một thành viên; liên minh TH vùng Caribee (châu Mỹ) và liên minh TH châu Phi.
    Mặc dù ra đời muộn hơn so với báo in và phát thanh như từ giữa thế kỷ 20 đến nay báo chi truyền hình phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khâu kỹ thuật. Từ chỗ truyền hình đen trắng 170 truyền hình màu, từ thập kỷ 90 chuyển sang kỹ thuật truyền hình số, hình ảnh rõ nét, sắc xảo hơn.


    II. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA CNN

    Hoàng Anh
    Sự khởi đầu của hãng truyền hình đang được đánh giá là lớn nhất thế giới có vẻ thật đơn giản: Năm 1970 chàng trai 31 tuổi, người Mỹ, Tết Tơnơ (tad Turner) bán đi công ty quảng cáo của cha mình và dùng số tiền đó mua một đài truyền hình ở bang Átlanta. Thế là hình thành một hãng truyền hình mà sau đó vào năm 1979 có tên gọi là “Hệ thống truyền thông Tơnơ” (Turner Broadcasting System). Và đây chính là cha đẻ của CNN. Thoạt đầu, CNN chỉ phát sóng trong phạm vi bán kính 40 dặm xung quanh đài trung tâm. Còn hiện giờ sóng của CNN được 210 nước trên toàn cầu tiếp nhận. Trầm vóc của CNN có thể khiến cho bất kỳ hãng truyền hình nào cũng phải ghen tị. Nếu như trong hãng lớn như ABC, CBS, NBD số lượng nhân viên không vượt quá 1000 - 1200 người, thì biên chế của “Hệ thống truyền hình Tơnơ” đã tăng từ 265 người (năm 1970) đến 750 người (năm 1995). CNN hiện đang có 29 trạm phóng viên thường trú và 600 chi nhánh ở khắp các châu lục trên thế giới.
    So với các hãng truyền hình khác CNN luôn giữ vị trí tiên phong trong việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ. Nó là háng đầu tiên đã sử dụng vệ tinh để truyền hình trực tiếp những bài phóng sự nóng hổi từ chính các nơi xảy ra sự kiện. Sau khi điều này đã thành phổ cập, CNN lập tức có bước đi khai sáng khác dùng trạm vệ tinh di động có tên gọi đầy lãng mạn là “hãy bay đi” (Fly Away) bên cạnh đó, nó cũng là hãng đầu tiên đã dùng các máy quay phim tinh xảo Hi-8 có kích thước nhò nhắn, gọn ghẽ nhưng lại cho phép quay được một số lượng lớn các đề tài “nóng hổi” v.v
    CNN có cách tổ chức công việc rất năng động khi lấy tin bài. Một điển hình của nó là sử dụng một số lượng lớn những nhóm người gồm từ hai đến ba thành viên. Chẳng hạn như trong thời gian xảy ra các sự kiện ở Mátxơcơva tháng 10 năm 1993 (Tổng thống Nga cho quân đội bao vây Quốc hội và dùng đại bác bắn vào đó) tám nhóm, truyền hình của CNN đã làm việc đồng thời. Tất nhiên là mỗi nhóm có một đối tượng riêng để theo dõi và phản ánh. Kết quả là bức tranh thu được hết sức sinh động và có tính bao quát cao.
    Nhân nói về cách tổ chức công việc của CNN, cần bổ sung thê là trong khi phóng viên của các hãng truyền hình khác chỉ đă đắ vào các việc săn lùng tin tức ở thu đô và các thành phố lớn thì cộng tác viên của CNN lài “thức khuya dậy sớm” xông xáo khắp nơi, đến mọi hang cùng ngõ hẻm của mọi quốc gia mà họ có mặt. Chính vì vậy, nguồn chất liệu của họ là vô tận và đề tài cũng vô cùng đa dạng, phong phú.
    Có lẽ không ở đâu các phóng viên lại đa năng như ở CNN. Người quay phim đồng thời cũng là người xử lý âm thanh, còn người sản xuất phóng sự không chỉ viết mà còn phải biên tập luôn chính bài của mình. Bên cạnh đó, co CNN thường đưa tin về các sự kiện một cách trực tiếp, nghĩa là những gì khán giả nhìn thấy trên màn hình không phải qua quá trình biên tập nên họ phải hết sức linh hoạt, nhạy bén để nhanh chóng thích nghi với mọi đột biến bất ngờ của sự kiện. Và đặc biệt là họ phải có lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần dũng cảm cao để có thể luôn sẵn sàng lao vào những chốn hiểm nguy nhất vì những tin tức “nóng hổi” nhất.
    Trong chiến thuật ngoại giao CNN cũng có những nét riêng khá độc đáo. Nó không ngại ngần trong việc tạo điều kiện cho các nguyên thủ quốc gia của những nước có quan hệ không mấy hữu hảo với Mỹ xuất hiện trong chương trình phát sóng của mình. Bù lại, CNN sẽ tiếp cận được với những nguồn tin quý giá mà các hãng khác chỉ biết mơ ước. Một ví dụ điển hình: CNN là hãng truyền hình duy nhất và không chỉ truyền được trực tiếp các sự kiện xung quanh vụ xung đột Irắc Côoét ở vùng Pécxích năm 1991 mà còn được chính quyền Irắc cho phép vận chuyển, sắp đặt và sử dụng trạ vệ tinh di động. Chính trạ vệ tinh này này, đã chó chúng ta thưởng thức hàng loạt những thiên phóng sự “nóng hổi” và cùng với việc đó, mang lại vinh quang cho CNN.
    Giờ đây, CNN là hãng truyền hình duy nhất trên thế giới suốt 24 giờ liên tục trong ngày chương trình chỉ phát những bản tin tức những tin tức đa dạng nhất của các địa phương trên nước Mỹ và của toàn thế giới. Nhờ CNN, người ta có thể xem những phóng sự được truyền trực tiếp từ nơi xảy ra sự kiện hoặc những thiên phóng sự truyền hình nhiều tập làm sáng tỏ những sự việc cả loài người quan tâm như thảm kịch ở Thiên An ôn, chiến tranh vùng Vịnh, phiên tòa xử cầu thủ bóng chuyền Mỹ huyền thoại O.J.Simson, Tang lễ của công nương Diana v.v Nói tóm lại CNN là một “hạt gạo cội” trong làng truyền hình ỹ có khả năng đáp ứng được những nhu cầu thông tin thiết yếu nất của khán giả trong thời đại “bùng nổ thông tin” ngày nay.
    Không phải tình cờ, một trong những tạp chí hàng đầu của Mỹ là “Time magazin” đã từng phải thót lên: “CNN có khả năng biến khán giả truyền hình thành những nhân chứng thường trực của lịch sử”. Một cử chỉ đẹp mới đây, là ông chủ hãng CNN đã bỏ tiền túi của mình ra để tặng Liên hợp quốc 1 tỷ USD trong lúc tổ chức này đang gặp khó khăn về tài chính. Nhưng còn lý do đằng sau một tỷ USD là gì? Chưa ai xác minh được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...