Tài liệu Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SỰ RA ÐỜI CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHOA HỌC


    I. HOÀN CẢNH RA ÐỜI CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHOA HỌC

    1. Nhìn lại sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân đến những năm 40 của thế kỷ XIX.

    1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

    Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Lực lượng sản xuất TBCN phát triển ngày càng mạnh và đạt đến một trình độ khá cao. Cách mạng công nghiệp đang tiến hành ở một số nước, có nơi đã hoàn thành như ở Anh. Nhìn chung, đến khoảng giữa thế kỷ XIX, sự phát triển của nền công nghiệp lớn TBCN là một nét nổi bật trong tình hình kinh tế của các nước châu Âu.

    Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho tình hình xã hội biến đổi sâu sắc: ở những nước đã làm cách mạng tư sản như Anh, Pháp; chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội; nông dân sản xuất nhỏ bị phá sản, thợ thủ công bị đe dọa. Những công xưởng lớn xuất hiện đưa đến tình trạng tập trung công nhân, dân số thành thị tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển của giao thông dẫn đến sự nối liền các trung tâm công nghiệp, xóa bỏ sự ngăn cách giữa các vùng với nhau. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sự tương phản giữa cái giàu và cái nghèo rõ rệt: sự bóc lột của giai cấp tư sản đã đưa tình cảnh của giai cấp công nhân ở các nước đến chỗ thật là bi đát. Ðối với một số nước chưa hoàn thành cách mạng tư sản,nghĩa là còn ở tình trạng nửa phong kiến, giai cấp tư sản mong muốn phát triển, ý thức dân tộc nảy nở, phong trào dân tộc dân chủ bát đầu xuất hiện.

    1.2. Phong trào công nhân.

    Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gây ra cho giai cấp vô sản những nỗi đau khổ ghê gớm và giai cấp công nhân đã dũng cảm đứng lên để tự giải phóng. Những hình thức phản kháng đầu tiên là phong trào đập phá máy móc của công nhân, nhưng đó chỉ là một phong trào tự phát, những hoạt động như vậy không thể đưa những người lao động đến thắng lợi được. Qua quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân dần dần có ý thức và tổ chức hơn, họ tiến hành những cuộc đấu tranh có qui mô lớn hơn, chống lại toàn bộ giai cấp tư sản; đòi hỏi không những quyền lợi về kinh tế mà cả những quyền lợi về chính trị nữa. Những cuộc đấu tranh ở Lyon 1831-1834, ở Anh từ 1836-1848, ở Ðức 1848 đã phản ánh tình hình trên; nó đánh dấu thời kỳ đấu tranh độc lập của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, cuối cùng, các phong trào đều thất baị, qua đó bộc lộ những nhược điểm: chưa có một đường lối đấu tranh khoa học và chính xác, chưa có một tổ chức lãnh đạo của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa xã hội không tưởng càng bộc lộ những nhược điểm của nó, là một trở ngại đối với việc giải quyết những vấn đề cấp thiết của giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh cách mạng buộc giai cấp vô sản phải đề ra nhiệm vụ sáng tạo một học thuyết đúng đắn để đưa phong trào đi đến thắng lợi, do đó, yêu cầu xác lập một cương lĩnh đấu tranh cho giai cấp công nhân là một yêu cầu cấp thiết của lịch sử.

    II. HOẠT ÐỘNG CỦA MARX VÀ ENGELS

    1. Xây dựng lý luận.

    Marx-Engels là những người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, là những người đầu tiên đã sáng lập ra học thuyết cách mạng cho giai cấp vô sản.

    Quá trình ra đời và phát triển của học thuyết Marx chính là quá trình đấu tranh không ngừng chống những quan điểm duy tâm và siêu hình, thể hiện trong những tác phẩm Marx -Engels cùng viết từ năm 1844 đến năm 1848. Trên cơ sở kế thừa có phê phán các thành tựu của khoa học và những trào lưu tư tưởng thế kỉ XIX, Marx và Engels đã xây dựng cho giai cấp công nhân một học thuyết cách mạng. Ðó là chủ nghĩa cộng sản KH.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...