Báo Cáo Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. GIỚI THIỆU

    Mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh từ khi thực hiện cải cách
    kinh tế vào cuối thập niên 80. Quá trình này đã tăng tốc kể từ giữa thập niên 90 với việc
    bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (từ đó dẫn đến việc ký kết hiệp định thương mại
    song phương vào năm 2001), gia nhập ASEAN, tiếp nhận vốn FDI với lượng lớn, gia
    tăng nhanh chóng thương mại quốc tế và đàm phán gia nhập WTO. Các đối tượng chính
    trong quá trình quốc tế hóa này là các doanh nghiệp lớn: vào đầu thập niên 90, các doanh
    nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế, nhưng tỷ trọng của
    các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) và doanh nghiệp tư nhân
    (DNTN) cũng dần dần tăng lên. Ví dụ, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các
    DNĐTNN gần đây đã vượt trên 50%.

    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong sự phát
    triển kinh tế của đất nước. Cụ thể, rõ ràng sự thành công của những cải cách trước đây
    trong thập niên 80 phần lớn nhờ vào sự đáp ứng mạnh mẽ từ phía cung của các hộ gia
    đình nông nghiệp: việc bãi bỏ hình thức nông nghiệp tập thể đã nhanh chóng biến Việt
    Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
    Trong những năm gần đây, các DNVVN một lần nữa lại trở thành trung tâm của những
    tranh luận về phát triển. Lần này, sự thảo luận chủ yếu liên quan đến vấn đề tạo việc làm.
    Với mật độ dân số ngày càng gia tăng tại các vùng nông thôn, khu vực nông nghiệp
    không còn khả năng hấp thu những người mới tham gia vào lực lượng lao động. Mặc dù
    khu vực các DNĐTNN đã tăng trưởng rất nhanh nhưng chủ yếu dựa trên các công nghệ
    tương đối mang tính thâm dụng vốn và chỉ sử dụng chưa đến 700.000 lao động vào năm
    2002 - xấp xỉ một nửa lượng gia tăng lực lượng lao động hàng năm tại Việt Nam. Các
    DNNN cũng tập trung vào các ngành công nghiệp nặng và thâm dụng vốn, và toàn bộ khu
    vực DNNN chỉ sử dụng khoảng 2,3 triệu lao động vào năm 2002, so với con số gần 40
    triệu người của tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Thay vào đó, khu vực tư nhân là
    nơi có tốc độ gia tăng việc làm nhanh nhất trong những năm gần đây. Hiện không có dữ
    liệu đáng tin cậy về tăng trưởng việc làm đối với các loại hình doanh nghiệp quy mô nhỏ
    nhất, như kinh tế hộ gia đình và DNTN, nhưng những con số về tăng trưởng của các công
    ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và cổ phần là rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2000-2002,
    các loại hình doanh nghiệp này đã tăng gần gấp đôi về số lượng lao động, từ 560.000 lên
    đến 1.062.000 (Tổng cục Thống kê, TCTK, 2004). Hầu hết các doanh nghiệp này có qui
    mô vừa và nhỏ, trung bình khoảng 41 lao động. Số lượng các DNTN cũng gia tăng nhanh
    trong giai đoạn này, chủ yếu nhờ vào Luật Doanh nghiệp mới đã làm giảm các thủ tục
    hành chính rườm rà và đơn giản hóa quá trình đăng ký kinh doanh.

    Trong khi khu vực DNVVN của Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc tạo công ăn
    việc làm thì chúng ta biết rất ít về cách thức mà các doanh nghiệp này được quản lý trong
    quá trình quốc tế hóa đang diễn ra ở mức độ doanh nghiệp. Điều này làm ta không biết rõ
    về sự phát triển trong tương lai khi xem xét đến việc Việt Nam hiện đang đẩy mạnh quá
    trình tự do hóa thương mại của mình. Mặc dù thương mại với khu vực của Việt Nam đã
    được tự do hóa trong khuôn khổ AFTA, phần lớn những cắt giảm thuế quan đã được hoãn
    lại cho đến giai đoạn 2003-2005. Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, với
    hiệu lực bắt đầu từ cuối năm 2001, cũng tạo ra bước đệm, tức là không đòi hỏi Việt Nam
    phải thực hiện những cải cách quan trọng cho đến sau một giai đoạn điều chỉnh kéo dài
    vài năm. Nếu đàm phán gia nhập WTO thành công, Việt Nam sẽ phải tự do hóa và cải
    cách hơn nữa.

    Câu hỏi đặt ra trong bài viết này là “Quá trình quốc tế hóa đã tác động ở mức độ nào đến
    các DNVVN của Việt Nam?” Trả lời được câu hỏi này sẽ cho chúng ta biết về những
    thách thức nào còn ở phía trước nếu các kế hoạch tự do hóa và quốc tế hóa thương mại
    hơn nữa được thực hiện. Quá trình chuyển đổi mà khu vực DNVVN phải đối mặt sẽ
    nghiệm trọng đến mức nào, và liệu khu vực này sẽ còn có thể duy trì được tốc độ tạo việc
    làm cần thiết để tránh được sự thất nghiệp lan rộng hay không? Nền tảng trong nghiên
    cứu của chúng tôi là cơ sở dữ liệu đặc thù với số mẫu khá lớn về hoạt động của các
    DNVVN Việt Nam trong các năm 1990, 1996 và 2002. Cơ sở dữ liệu này chứa đựng
    thông tin định lượng về các khía cạnh khác nhau trong hoạt động doanh nghiệp cũng như
    thông tin định tính về nhận định của chủ doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh
    hiện tại cũng như những mong đợi trong tương lai. Bài viết này có cấu trúc như sau: Phần
    2 cung cấp những thông tin cơ bản vắn tắt về những cải cách kinh tế của Việt Nam, với sự
    nhấn mạnh đặc biệt đến vấn đề quốc tế hóa và DNTN. Phần 3 mô tả cơ sở dữ liệu và trình
    bày một số thông tin tổng quát về mẫu điều tra các DNVVN trong năm 2002. Phần 4 xem
    xét đến những mong đợi của các DNVVN liên quan đến các tác động của tự do hóa
    thương mại ở mức độ sâu rộng hơn nữa. Phần 5 nghiên cứu xem các DNVVN đã bị tác
    động trực tiếp trong quá trình quốc tế hóa ở mức độ nào khi xét đến các tiêu chuẩn đánh
    giá như khả năng đối mặt với cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, tham gia xuất khẩu và những
    mối liên hệ với các DNĐTNN. Phần 6 tập trung vào các tác động gián tiếp của sự quốc tế
    hóa, nghiên cứu xem mức độ mà các DNVVN bị ảnh hưởng bởi những cải cách kinh tế
    và thể chế do quá trình quốc tế hóa tại Việt Nam mang lại. Phần 7 cung cấp một số nhận
    xét kết luận. Một trong những kết luận là phần lớn các DNVVN không có liên hệ trực tiếp
    với nền kinh tế thế giới, từ đó hàm ý rằng quá trình quốc tế hóa hơn nữa của thị trường
    Việt Nam có lẽ sẽ tạo ra ngày càng nhiều thách thức khắc nghiệt cho các doanh nghiệp
    này. Cùng lúc đó, các DNVVN đã không khai thác được các cơ hội mà quốc tế hóa mang
    lại. Điều này gợi ý rằng các chính sách về DNVVN tập trung vào khả năng cạnh tranh và
    khuyến khích xuất khẩu, như hỗ trợ tiếp thị, dịch vụ thông tin, phát triển kỹ năng và cũng
    có thể là tín dụng thương mại, có thể mang lại những lợi ích to lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...