Báo Cáo Sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con (Khảo sát tại xã Hải Hòa

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP
    Đề Tài :
    SỰ QUAN TÂM CỦA CHA MẸ ĐÔI VỚI VẤN ĐỀ HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON.
    (Khảo sát tại xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa, tháng 8/2011).

    PHẦN I. MỞ ĐẦU.

    1. Lý do chọn đề tài:
    Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta cũng luôn cho giáo giục là mối quan tâm hàng đầu.
    Bác Hồ đã nhẫn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục bằng câu nói bất hủ: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
    Câu nói của Bác hiện nay vẫn là phương châm hoạt động, là kim chỉ nam cho các cơ quan, đoàn thể hoạt động trong giáo dục.
    Sự biến đổi kinh tế xã hội đã tác động không nhỏ đến đời sống trong mỗi gia đình. Mỗi gia đình có điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt động kinh tế cùng với nhiều hoạt động xã hội khác để nâng cao chất lượng đời sống. Song, trong phạm vi từng gai đình cụ thể thì trách nhiệm của gia đình ngày một quan trọng hơn khi vừa thực hiện vai trò là một thành phần xã hội, vừa thực hiện vai trò đối với các thành viên trong gia đình. Đó là việc mỗi gia đình tự phải có trách nhiệm trong việc quan tâm chăm sóc và dạy bảo con cái. Để tạo ra một môi trường giáo dục hiệu quả, mỗi thành viên được phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đây là sự thay đổi lớn thể hiện sự quan tâm của cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho con cái tiếp thu nguồn tri thức mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
    Trước đây trong gia đình truyền thống việc cha mẹ quan tâm đến con cái chỉ là người nối dõi, là lực lượng lao động tích cực để nâng cao năng suất lao động, hơn nữa là chỗ dựa khi cha mẹ về già. Việc học hành của con cái không được cha mẹ chú ý, với đa số là không học hết phổ thông, tỷ lệ bỏ học nhiều khi đó cha mẹ chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con đến trường bởi theo quan niệm bấy giờ thì giáo dục gia đình đối với trẻ em đã đồng nhất với giáo dục xã hội, nên chủ yếu là việc rèn luyện đạo đức hay những ứng sử cá nhân hàng ngày.
    Ngày nay sự biến đổi và phát triển ngày càng cao của xã hội đã tác động không nhỏ đến mỗi gia đình.Sự biến đổi mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục hiện đại đã tạo ra sự thay đổi mới toàn diện hơn cho mỗi thành viên trong gia đình.Bên cạnh việc trang thiết bị cho con cái những giá trị đạo đức,nhân cách thì trong mỗi gia đình các bậc cha mẹ đã quan tâm,đầu tư nhiều hơn về việc giáo dục tri thức.
    Vậy mỗi gia đình cân phải làm gì khi mà bên cạnh đó hàng ngày vẫn phải đối phó với áp lực cuộc sống đồng giúp các em tránh được những áp lực trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất.
    Đối với người dân xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa thì đây cũng là mỗi quan tâm không nhỏ. Hải Hòa là một xã đang trong quá trình đô thị hóa với nhiều tiềm năng chưa được khai thác,đặc biệt trong tương lai sẽ rất cần nhiều nhân lực có tri thức. Hơn nữa mỗi người cũng nhận thấy rằng sự cần thiết phải có trình độ học vấn thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó là điều băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ đối với tương lai con em mình. Đa số người dân ở đây đều làm nông nghiệp và đánh bắt hải sản nên việc đầu tư cho con cái học hành đầy đủ và nhất là khi định hướng nghề nghiệp cho con trong tương lai là một vấn đề còn nan giải, điều này sẽ rất phức tạp khi mà sự đầu tư phụ thuộc lớn vào điều kiện sống của mỗi gia đình. Song đứng trước khó khăn như vậy những người nông dân, ngư dân xã Hải Hòa vẫn một mực quyết tâm cho con cai học hành đầy đủ và tìm kiếm cho con một công việc phù hợp với bản thân. Như vậy thực trạng vấn đề này như thế nào, điều này sẽ được tìm hiểu thông qua đề tài nghiên cứu: “Sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con”.
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
    2.1. Ý khoa học:
    Đã có nhiều ngành khoa học như: đạo đức học, tâm lý học . nghiên cứu về vai trò giáo giục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn thì xã hội học đóng vai trò không nhỏ trong việc làm sáng tỏ, có ý nghĩa hơn khi nhgiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục con cái.
    Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng các khái niệm: Gia đình, vai trò, Cùng các lý thuyết xã hội học: Hành động xã hội, chức năng cơ cấu, nhằm đóng góp thêm về mặt lý luận trong nghiên cứu vai trò của gia đình trong bối cảnh hiện nay.
    2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
    Hiện nay việc nâng cao trình độ tri thức ngày càng được xã hội coi trọng, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con đang đi học. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp cho con, đặc biệt trong các gia đình ở xã Hải Hòa của huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa nơi mà nhu cầu cho con em theo học trong mỗi gia đình ngày một đông. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta thấy được thực trạng của mức độ quan tâm, đầu tư cho con em theo học và định hướng nghề nghiệp cho con trong các gia đình ven biển và hiểu rõ hơn về vị trí và vai trò của cha mẹ trong gia đình.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Nhằm nghiên cứu thực trạng của giáo dục qua vai trò gia đình, thể hiện như thế nào qua mức độ quan tâm của cha mẹ khi đầu tư cho con theo học, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp tương lai cho con em mình.
    Phân tích ảnh hưởng của một yếu tố như: Học vấn, nghề nghiệp, thu nhập của cha mẹ nhằm tìm hiểu xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư cho học tập và định hướng nghề nghiệp với con em người dân xã Hải Hòa.
    Đưa ra một ý kiến nhằm bổ sung thêm cho các nhà hoạch định chính sách, chương trình đầu tư giáo dục ở từng địa phương cụ thể. Điều này nhằm nâng cao chất lương giáo dục đối vơi người dân, từ đó có thể xác định hướng đi đúng.
    4. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định hướng nghề nghiệp cho con.
    4.2. Khách thể nghiên cứu:
    Các gia đình có con đang học ở các cấp.
    4.3.Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện qua khảo sát các gia đình tại xã Hải Hòa huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa.


    PHẦN I. MỞ ĐẦU.
    PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

    Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và tổng quan địa bàn nghiên cứu.
    1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
    2. Địa bàn nghiên cứu
    2.1 Tổng quan về xã Hải Hòa- huyện tĩnh gia- Tỉnh thanh hóa.
    CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG BẬC HỌC, NGHỀ NGHIỆP CHO CON TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH.
    1. Một số nét chung về việc học tập, nghề nghiệp cho con cái trong gia đình.
    2. Định hướng học tập:
    3. Định hướng nghề nghiệp:
    4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng học tập, nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha, mẹ hiện nay.
    4.1 Quyền quyết định dạy con.
    4.2 Mức sống của gia đình ảnh hưởng đến việc định hướng học tập và nghề nghiệp cho con cái.
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    1. Kết luận:
    2. Khuyến nghị:
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...