Tiến Sĩ Sự phát triển tâm lí của học sinh trung học cơ sở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng số liệu
    Danh mục các biểu đồ
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ
    PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

    8
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 22
    1.3. Đánh giá chung 28
    Tiểu kết chương 1 30
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
    CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

    32
    2.1. Một số khái niệm cơ sở 32
    2.2. Một số khía cạnh của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học
    cơ sở

    40
    2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh
    Trung học cơ sở

    51
    Tiểu kết chương 2 60
    CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62
    3.1. Tổ chức nghiên cứu 62
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 65
    3.3. Cách thức xử lí thông tin và đánh giá sự phát triển 71
    Tiểu kết chương 3 77
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ
    PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

    78
    4.1. Thực trạng sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở 78
    4.2. Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học
    cơ sở

    135
    4.3. Phân tích một số trường hợp điển hình 140
    Tiểu kết chương 4 146
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 160 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    Kí hiệu,
    chữ viết tắt
    Nghĩa là
    ĐLC Độ lệch chuẩn
    ĐTB Điểm trung bình
    L1 Lần 1 (Đầu năm học)
    L2 Lần 2 (Cuối năm học)
    M1ĐA Điểm trung bình lần 1 của học sinh trường Đại Áng
    M1 nam Điểm trung bình lần 1 của nam sinh
    M1 nữ Điểm trung bình lần 1 của nữ sinh
    M1 TS Điểm trung bình lần 1 của học sinh trường Tây Sơn
    M2ĐA Điểm trung bình lần 2 của học sinh trường Đại Áng
    M2 nam Điểm trung bình lần 2 của nam sinh
    M2 nữ Điểm trung bình lần 2 của nữ sinh
    M2 TS Điểm trung bình lần 2 của học sinh trường Tây Sơn
    M 6 Điểm trung bình của học sinh khối 6
    M 7 Điểm trung bình của học sinh khối 7
    M 8 Điểm trung bình của học sinh khối 8
    M 9 Điểm trung bình của học sinh khối 9
    PPV. Phiếu phỏng vấn
    THCS Trung học cơ sở
    TST Twenty Statements Test (trắc nghiệm 20 mệnh đề) DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

    Tên bảng Trang
    Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu chọn của luận án 65
    Bảng 4.1. Thực trạng hình ảnh cái tôi của học sinh THCS (%) 79
    Bảng 4.2. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo khối
    lớp (%)
    84
    Bảng 4.3. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo giới
    tính
    90
    Bảng 4.4. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo trường 92
    Bảng 4.5. So sánh đối tượng bạn của học sinh THCS theo khối lớp 106
    Bảng 4.6. So sánh đặc điểm của người bạn được yêu thích của học
    sinh THCS theo khối lớp (%)
    108
    Bảng 4.7. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với
    học sinh THCS ở 2 lần khảo sát
    112
    Bảng 4.8. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp và tính chất quan hệ
    với bạn thân của học sinh THCS
    116
    Bảng 4.9. So sánh ĐTB thang đo nội dung trò chuyện với bạn thân
    của học sinh THCS theo khối lớp
    118
    Bảng 4.10. ĐTB của thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh
    phúc chủ quan của học sinh các khối lớp
    128
    Bảng 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh
    phúc của học sinh hai trường
    132
    Bảng 4.12. Tổng hợp số liệu về sự phát triển tâm lý của học sinh
    THCS sau một năm học (%)
    137 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Tên biểu đồ Trang
    Biểu đồ 4.1. Sự phát triển cái tôi của học sinh THCS ở cấp độ cá
    nhân
    81
    Biểu đồ 4.2. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với mẹ của
    học sinh THCS ở 2 lần khảo sát
    97
    Biểu đồ 4.3. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với bố của
    học sinh THCS ở 2 lần khảo sát
    97
    Biểu đồ 4.4. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với mẹ của học sinh
    THCS so sánh theo khối lớp
    99
    Biểu đồ 4.5. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với bố của học sinh
    THCS so sánh theo khối lớp
    99
    Biểu đồ 4.6. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với mẹ của học sinh
    THCS so sánh theo khối lớp
    100
    Biểu đồ 4.7. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với bố của học sinh
    THCS so sánh theo khối lớp
    100
    Biểu đồ 4.8. Đối tượng bạn của học sinh THCS (%) 102
    Biểu đồ 4.9. Đặc điểm của người bạn được yêu thích của học sinh
    THCS
    104
    Biểu đồ 4.10. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với
    học sinh THCS so sánh theo khối lớp
    113
    Biểu đồ 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc, thang đo cảm nhận
    hạnh phúc của học sinh THCS ở hai lần khảo sát
    123

    1

    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Trong tiến trình phát triển của mỗi cá nhân, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
    (tuổi thiếu niên) là một giai đoạn khá quan trọng. Giai đoạn này diễn ra nhiều thay
    đổi tâm lý quan trọng, giúp định hình một cá nhân trưởng thành. Chính vì vậy, sự
    phát triển tâm lý lứa tuổi này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm
    lý học trên thế giới và trong nước. Ở Việt Nam, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
    được nghiên cứu nhiều, song phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía
    cạnh riêng lẻ nào đó. Một số tài liệu đề cập toàn diện hơn về tâm lý lứa tuổi này thì
    mới dừng lại ở dạng đại cương. Bản thân các sách giáo khoa về tâm lý học phát
    triển là chưa nhiều và chưa hoàn toàn cập nhật các chứng cứ của thực tế phát triển
    tâm lý của trẻ em Việt Nam. Mặt khác, các nghiên cứu về tâm lý học sinh Trung
    học cơ sở Việt Nam thường đề cập đến những thay đổi của cả lứa tuổi này; trong
    khi những bằng chứng về sự phát triển ở cấp độ cá nhân trong một giai đoạn ngắn
    còn khá hạn chế. Các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của học sinh thường sử
    dụng thiết kế cắt ngang (đo tại một thời điểm), những nghiên cứu theo chiều dọc (đo
    tại nhiều thời điểm, ví dụ đầu năm học và cuối năm học ) hầu như chưa có ai làm.
    Có thể nói rằng những kết quả nghiên cứu mới về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
    này, nhất là những nghiên cứu theo chiều dọc vẫn là mảng trống cần được lấp đầy.
    1.2. Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần ngày một nâng cao, trẻ em ngày
    nay có sự phát triển nhanh chóng cả về mặt cơ thể cũng như tâm lý so với trẻ em thế
    kỉ XX. Mặt khác, sự biến đổi xã hội một cách nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực có
    thể có những tác động nhất định đến sự biến đổi tâm lý của lứa tuổi này nói chung,
    có thể thúc đẩy/ hoặc kìm hãm sự phát triển tâm lý của các em nói riêng. Trong thời
    kì mở cửa, hội nhập với thế giới, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
    thanh thiếu niên Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và cả thách thức trong việc
    phát triển bản thân. Tâm lý các em có nhiều biến động phức tạp. Nhiều hiện tượng
    tâm lý của giới trẻ, trong đó có học sinh Trung học cơ sở đang làm đau đầu phụ 2

    huynh, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội như: bạo lực học đường,
    yêu sớm, nghiện internet, vi phạm pháp luật, tự tử . “Theo thống kê của Bộ Công
    an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Còn theo số liệu được Bộ
    Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm học 2013 - 2014, trung bình mỗi ngày có
    khoảng 5 vụ xô xát. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng các vụ bạo lực học đường
    tăng gấp 13 lần. Hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau.”
    [89]. Vì vậy, các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý lứa tuổi này trong giai đoạn
    hiện nay là cần thiết.
    1.3. Những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất và xã hội góp phần dẫn đến nhiều
    thay đổi quan trọng về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở, nhất là trên bình diện
    nhân cách - xã hội - cảm xúc. “Đây là thời kỳ cái "tôi" hình thành và phát triển
    mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai
    đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên.” [25]. Trong gia
    đình, cha mẹ và người thân cho phép các em được tự lập nhiều hơn trong học tập và
    cuộc sống, đồng thời cũng yêu cầu cao hơn đối với các em. Tính tự chủ gia tăng
    khiến các em cảm thấy mình đã lớn và mong muốn được người lớn đối xử tôn
    trọng, bình đẳng Bên cạnh đó, các em bắt đầu tham gia một cuộc sống xã hội đa
    chiều hơn, như tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau (các nhóm bạn, tổ chức
    đoàn đội, các câu lạc bộ ), cũng như tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa.
    Từ đó, các em có nhu cầu tìm kiếm cho mình một vị trí trong nhóm, trong xã hội.
    Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của quá trình dậy thì, năng lực cảm xúc của các em phát
    triển chưa ổn định, cảm xúc của các em đôi khi thất thường. Các em phải học cách
    quản lí cảm xúc để giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Vì vậy,
    nếu được người lớn hiểu, thông cảm và tạo điều kiện, sự phát triển tâm lý của các
    em có thể diễn ra thuận lợi. Ngược lại, nếu không được giúp đỡ, sự phát triển của
    các em gặp nhiều khó khăn, thậm chí để lại nhiều hệ quả tiêu cực như: thiếu tự tin,
    xung đột với cha mẹ, thiếu gắn kết xã hội 3

    Vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở
    trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc (cụ thể là hình ảnh cái tôi, quan hệ xã
    hội, năng lực cảm xúc) có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lí luận và thực tiễn sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học
    cơ sở ở một số khía cạnh cụ thể trên các bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc
    (hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội, năng lực cảm xúc), nhằm đóng góp tư liệu thực
    chứng cho lý luận về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở ở
    Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu sự phát triển tâm lý ở một số khía cạnh
    trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc của học sinh Trung học cơ sở.
    - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ
    sở ở 3 khía cạnh: hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
    - Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến 3 khía cạnh trên của sự phát triển
    tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở ở 3 khía cạnh: hình ảnh cái
    tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
    Sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở biểu hiện ở nhiều khía
    cạnh như nhận thức, nhân cách, quan hệ xã hội, cảm xúc Vấn đề nhận thức của
    lứa tuổi này đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các mối
    quan hệ với bạn, quan hệ với mẹ, với bố của học sinh Trung học cơ sở Việt Nam đã
    thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học, giáo dục học, song ít người tìm hiểu
    đồng thời các mối quan hệ này. Mặc dù ở lứa tuổi này, hình ảnh cái tôi - vấn đề 4

    trung tâm của nhân cách - có sự thay đổi về chất; đời sống cảm xúc của các em
    cũng có nhiều biến động, khả năng quản lí cảm xúc của các em gặp nhiều khó khăn,
    song những nghiên cứu về nhân cách, cảm xúc của các em còn khá ít. Có thể nói
    rằng, sự phát triển của quan hệ xã hội, hình ảnh cái tôi và năng lực cảm xúc là
    những vấn đề đáng quan tâm ở lứa tuổi này, bên cạnh vấn đề phát triển nhận thức.
    Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của học sinh Trung học cơ sở ở 3
    khía cạnh cụ thể sau: hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
    Các nghiên cứu về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở Việt Nam thường đề
    cập đến những thay đổi lớn của cả giai đoạn lứa tuổi, ít có những nghiên cứu về sự
    phát triển ở cấp độ cá nhân trong một giai đoạn ngắn. Mặt khác, do điều kiện giới
    hạn về thời gian thực hiện nên giai đoạn phát triển được nghiên cứu ở đề tài này
    cũng được giới hạn trong vòng 1 năm học (9 tháng).
    3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
    - Khách thể trả lời phiếu khảo sát: 536 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9.
    - Khách thể trả lời phiếu phỏng vấn: 36 học sinh.
    - Khách thể tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: 20 học sinh.
    3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
    Hà Nội là đô thị lớn hàng đầu của cả nước, là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh.
    Điều đó ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm lý học sinh Trung học cơ sở Hà Nội. Nghiên
    cứu trên đối tượng học sinh Trung học cơ sở Hà Nội hứa hẹn có nhiều kết quả thú
    vị. Mặt khác, địa bàn Hà Nội thuận lợi hơn cho tác giả trong việc tổ chức nghiên
    cứu vì đây là nghiên cứu theo chiều dọc. Do đó, nghiên cứu này chỉ tiến hành tại 2
    trường Trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội: 1 trường ở nội thành (trường Trung
    học cơ sở Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng) và 1 trường ở ngoại thành (trường Trung
    học cơ sở Đại Áng, huyện Thanh Trì).
    4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Nguyên tắc phương pháp luận
    - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách
    quan vào não người thông qua hoạt động của con người. Tâm lý được hình thành, 5

    phát triển và biểu hiện trong quá trình hoạt động và là sản phẩm hoạt động. Vì vậy,
    phải tiếp cận tâm lý như một hoạt động tâm lý. Để tìm hiểu sự phát triển tâm lý của
    học sinh Trung học cơ sở, thái độ, hành vi, ứng xử của các em trong quan hệ với
    mọi người xung quanh và với bản thân mình đã được khảo sát.
    - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con người là một thực thể sinh học và xã
    hội; tâm lý con người có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội. Sự phát triển tâm lý của
    con người nói chung, trẻ em nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: sinh
    học, xã hội. Vì vậy, khi phân tích sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở,
    cần phải tính đến đặc điểm sinh lí của lứa tuổi này, cũng như ảnh hưởng của các yếu
    tố thuộc về môi trường xã hội.
    - Nguyên tắc của tâm lý học phát triển: Các sự vật, hiện tượng tự nhiên hay
    xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu các
    hiện tượng tâm lý, nhà nghiên cứu cần đặt đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên
    cứu của mình trong quá trình vận động và phát triển của chúng. Trong nghiên cứu
    này, sự phát triển hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc của học sinh
    Trung học cơ sở được nghiên cứu trong vòng 1 năm học.
    4.2. Các phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
    nghiên cứu văn bản; phương pháp trắc nghiệm; phương pháp điều tra bằng bảng
    hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp
    nghiên cứu trường hợp; phương pháp thống kê toán học.
    5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
    5.1. Đóng góp về mặt lí luận
    Luận án đã chỉ ra một số khoảng trống về nội dung, cũng như phương pháp
    nghiên cứu sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở ở Việt Nam.
    Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận định hướng cho việc nghiên
    cứu sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở như đã xác định được
    những khái niệm cơ bản (phát triển tâm lý, hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội, năng
    lực cảm xúc), đặc biệt đã làm rõ nội hàm khái niệm sự phát triển tâm lý và chỉ ra 6

    những biến đổi quan trọng ở các khía cạnh tâm lý trong giai đoạn phát triển: hình
    ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
    Luận án đã cung cấp những bằng chứng khoa học cho hệ thống lý luận về sự
    phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở tại một lát cắt thời gian của lứa tuổi.
    5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
    Về mặt phương pháp, thứ nhất, luận án đã sử dụng thiết kế dọc để nghiên
    cứu sự phát triển tâm lý. Đây là thiết kế nghiên cứu hợp lí trong nghiên cứu sự phát
    triển tâm lý cá nhân, đã được sử dụng nhiều trên thế giới, nhưng ít được sử dụng tại
    Việt Nam. Nhờ đo 2 lần (đầu năm học và cuối năm học), sự phát triển tâm lý của
    học sinh Trung học cơ sở được đánh giá ở cấp độ cá nhân, tức là thấy được sự phát
    triển của từng cá nhân theo thời gian. Thứ hai, luận án đã sử dụng trắc nghiệm “20
    mệnh đề”- một trắc nghiệm đã được ứng dụng phổ biến trên thế giới trong nghiên
    cứu về hình ảnh cái tôi - theo một cách hoàn toàn mới để đánh giá sự phát triển.
    Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra những bằng chứng về sự phát triển ở
    cả 3 khía cạnh: hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc của lứa tuổi
    học sinh THCS trong một khoảng thời gian ngắn của giai đoạn tuổi thiếu niên. Từ
    đó, luận án góp phần bổ sung những hiểu biết mới và chi tiết hơn về sự phát triển
    tâm lý của học sinh Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá
    sự thay đổi của cả 3 khía cạnh qua 2 lần đo, đánh giá cả 3 mối quan hệ xã hội cơ
    bản của học sinh (quan hệ với mẹ, quan hệ với bố, quan hệ với bạn thân) theo các
    tiêu chí giống nhau (nội dung giao tiếp, sự quan tâm, gần gũi, sự hiểu biết lẫn nhau,
    sự tin tưởng, sự tôn trọng), luận án có điều kiện để so sánh sự phát triển của 3 khía
    cạnh, so sánh tính chất của 3 mối quan hệ này. Nhờ đó, một số đặc điểm tâm lý cơ
    bản của học sinh THCS đã được minh chứng bằng các số liệu thực tế.
    6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
    6.1. Ý nghĩa lí luận
    Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có không ít các nghiên cứu về sự phát triển
    tâm lý của thanh thiếu niên nói chung và học sinh Trung học cơ sở nói riêng. Tuy
    nhiên, mỗi nghiên cứu thường quan tâm đến một khía cạnh cụ thể của sự phát triển. 7

    Ở Việt Nam, hình ảnh cái tôi, năng lực cảm xúc của học sinh lứa tuổi này cũng chưa
    được nghiên cứu nhiều; những nghiên cứu về quan hệ xã hội thường tập trung vào
    một loại quan hệ. Với việc lựa chọn nghiên cứu hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và
    năng lực cảm xúc của học sinh Trung học cơ sở, luận án đã góp phần lấp khoảng
    trống đó. Nghiên cứu này đóng góp một cách nhìn nhận, đánh giá lứa tuổi này một
    cách thực chứng; làm phong phú hơn lí luận về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp những người làm công tác
    đánh giá, trị liệu, giáo dục có cơ sở để đánh giá sự phát triển của trẻ em; giúp cho
    công tác giáo dục trẻ của nhà trường, gia đình và xã hội được phù hợp hơn với sự
    phát triển của các em. Luận án đã góp phần lí giải nguyên nhân của những hiện
    tượng tâm lý tiêu cực ở học sinh Trung học cơ sở, làm cơ sở cho những giải pháp
    giáo dục, đào tạo và ứng xử phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án là một gợi ý
    về thiết kế nghiên cứu, cũng như các hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
    nghiên cứu sự phát triển tâm lý nói chung, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh
    Trung học cơ sở nói riêng.
    7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN
    Luận án bao gồm các phần và các chương như sau:
    - Mở đầu
    - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của học
    sinh Trung học cơ sở
    - Chương 2: Cơ sở lí luận về sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở
    - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sự phát triển tâm lý của học sinh
    Trung học cơ sở
    - Kết luận và kiến nghị
    - Danh mục công trình công bố của tác giả
    - Danh mục tài liệu tham khảo
    - Phụ lục.
     
Đang tải...