Chuyên Đề Sự phát triển nhận thức của đảng ta về quyền con người và thành tựu về quyền con người trong thời kỳ

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ THÀNH TỰU VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THỜI KỲ MỚI


    Chuyên đề dài 40 trang:
    1. Khái niệm quyền con người
    Quan niệm chung của cộng đồng quốc tế về QCN được xác định trên hai bình diện, đó là bình diện đạo đức và bình diện pháp lý.
    Với tư cách là một giá trị đạo đức, QCN là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người. Nội hàm của khái niệm này dựa trên quan niệm về nhân phẩm. Nhâm phẩm là một giá trị phân định giữa con người với phần còn lại của thế giới. Nhân phẩm được hiểu là sự tôn trọng con người, bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vật chất và tinh thần để mỗi người được sống như một con người. Thứ hai, đó là quan niệm về bình đẳng xã hội. Mỗi người sinh ra cho dù họ có thể khác nhau về năng lực, về giới tính, về chủng tộc, màu da, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế . nhưng họ đều là con người đều thuộc về loài người, bởi vậy họ cần và phải được bình đẳng với nhau về mặt xã hội. Thứ ba, đó là quan niệm về tự do. Khác với sinh vật, tự do là khả năng và nhu cầu được tự quyết định hành động của mình, đó là yếu tố tự nhiên, quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội. Những hạn chế đối với tự do của mỗi người chỉ là không được làm phương hại đến người khác và cộng đồng. Thứ tư, đó là tinh thần nhân đạo, khoan dung trong ứng xử giữa con người với con người. Nói một cách đơn giản đó là lòng thương người. Điều này đòi hỏi mọi người phải đối xử với nhau như tình anh em, giúp đỡ, cảm thông đối với những người gặp hoạn nạn, quan tâm đến những người thuộc các nhóm xã hội thiệt thòi, dễ bị tổn thương; ngăn ngừa kẻ mạnh ức hiếp người yếu, khoan dung độ lượng đối với những người lầm lỡ, phạm tội .
    Với tư cách là một giá trị pháp lý, QCN là quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật trong luật quốc tế và luật quốc gia.
    Chế định QCN và quyền công dân tuy thống nhất nhưng không đồng nhất.
    Trong pháp luật quốc gia QCN rộng hơn quyền công dân. Quyền công dân là bộ phận quan trọng nhất của QCN. Xét về chủ thể, QCN là quyền của tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, năng lực hành vi dân sự cũng như năng lực pháp luật. Trong khi quyền công dân trước hết được quy định bởi chế định quốc tịch và bị hạn chế bởi những quy định pháp luật khác, như tình trạng pháp lý, tuổi đời, sức khỏe ở mỗi người .
    Xét về nội dung, QCN trong pháp luật quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và một số văn bản pháp quy khác. Cần lưu ý rằng, hiệu lực pháp luật của QCN ở mỗi quốc gia còn bao gồm các quyền được ghi ở các điều ước quốc tế về QCN mà các quốc gia đó đã tham gia (gia nhập, ký kết, phê chuẩn).
    Trong luật quốc tế, chế định QCN được ghi trong các văn kiện của Liên hợp quốc, bao gồm các Công ước, Nghị định thư và một số Văn kiện khác như Nghị quyết, Thủ tục . Các Tuyên ngôn, Tuyên bố là những văn kiện không có tính ràng buộc về pháp lý nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nguyên tắc và định hướng đạo lý, chính trị cho QCN. Công ước và Nghị định thư là những văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý, đó là các chế định cụ thể về quyền. Tuy nhiên, đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, những quy định này chủ yếu xác định mục tiêu cần đạt được và những chuẩn mực tối thiểu của các quyền.
    Chủ thể luật quốc tế về QCN chủ yếu là nhà nước và các tổ chức liên chính phủ, đại diện thường là chính phủ. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân cũng được xem là chủ thể của luật quốc tế về QCN. Đó là những trường hợp cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, và tội ác chống nhân loại.
    Trách nhiệm pháp lý của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế được xác định bởi sự ràng buộc trong những điều ước mà chính phủ đó đã tham gia. Nói một cách cụ thể, chỉ có những điều ước quốc tế nào mà một quốc gia đã ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập, và khi điều ước đó đã có hiệu lực thì mới được xem là phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý.
    Tuy nhiên, trách nhiệm của các quốc gia trên lĩnh vực QCN, ngoài nghĩa vụ chủ yếu được ghi trong các Công ước, Nghị định thư, còn phải kể tới trách nhiệm tinh thần đối với những Văn kiện không có sự ràng buộc về mặt pháp lý, như các Tuyên ngôn, Tuyên bố. Trong những trường hợp nhất định, các nhà nước còn phải chịu trách nhiệm đương nhiên theo quy định của một số thủ tục giám sát mà Liên hợp quốc đã có nghị quyết(1).
    QCN có thể phân ra làm nhiều nhóm, dựa trên những tiêu chí nhất định.
    Dựa trên chủ thể quyền, người ta có thể chia QCN thành quyền cá nhân, quyền của nhóm như quyền phụ nữ, quyền trẻ em và quyền tập thể, bao gồm quyền quốc gia, quyền của các dân tộc thiểu số và quyền phát triển.
    Dựa trên nội dung quyền, người ta có thể chia QCN thành các nhóm quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong những nhóm quyền này, người ta lại có thể chia thành những quyền nhất định. Tuy nhiên, quyền cá nhân luôn luôn được xem là cơ sở, là cốt lõi của khái niệm QCN.
    Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là quyền tập thể đồng thời là tiền đề, và điều kiện cơ bản để bảo đảm các quyền cá nhân.
    Quyền tập thể không phải là tổng số của quyền cá nhân, mà là lợi ích chung của một cộng đồng. Chủ thể quyền là nhà nước. Quyền này được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Trong những điều ước quốc tế về QCN, quyền tập thể được xác định là quyền dân tộc tự quyết và một số quyền của các dân tộc thiểu số. Quyền dân tộc tự quyết là quyền của các nhà nước được quyết định thể chế chính trị; con đường phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình
     
Đang tải...