Tài liệu Sự phát triển hợp quy luật từ chiến tranh toàn dân đến chiến tranh nhân dân trong lịch sử bảo vệ, gi

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC





    NGUYỄN VĂN TÀI - (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó giám đốc Học viện Chính trị – Quân sự.


    Khái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh – “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận: Sự phát triển từ “chiến tranh toàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” không chỉ là một quá trình hết sức sống động, một sự nhảy vọt về chất, mà hơn nữa, còn là sự phát triển hợp quy luật cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hành chiến tranh lẫn ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó, cũng như về nghệ thuật quân sự. Đây là một giá trị to lớn và chủ đạo trong toàn bộ hệ giá trị văn hoá quân sự Việt Nam, là bài học quý báu mà lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên, liên tục kế thừa và không ngừng phát triển.

    Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn xuất hiện hai vấn đề mà các bên tham chiến, dù với tính chất chính trị – xã hội như thế nào, cũng không thể lẩn tránh: một là, phải tìm sức mạnh ở đâu để chiến thắng và hai là, chiến thắng ấy đem lại lợi ích cho những ai. Các nhà nước khác nhau trong lịch sử đã giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Song, đối với các cuộc chiến tranh tự vệ, cả chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ, yếu tố NHÂN DÂN luôn chiếm vị trí ưu trội trong tính toán của các nhà chiến lược để có thể tạo lập nền tảng vững chắc cho việc tiến hành chiến tranh. Và, để làm được điều đó, trước hết phải xác định và nêu bật được lợi ích của nhân dân trong cả quá trình chuẩn bị chiến tranh lẫn quá trình tiến hành chiến tranh và đặc biệt là sau khi giành được thắng lợi hoàn toàn.

    Xét đến cùng, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Cách nhìn này không phải là sự suy diễn chủ quan, mà là một nguyên lý khoa học được đúc kết từ chính thực tiễn lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, từ phương Đông đến phương Tây Đặc biệt, trong lĩnh vực đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội, thì giai cấp và nhà nước nào thấu triệt vấn đề này sẽ tìm ra sức mạnh thực sự và khơi dậy được tất cả những nhân tố tiềm ẩn trong nhân dân để giành thắng lợi. Đối với dân tộc Việt Nam ta, vấn đề này càng trở nên hiển nhiên. Bởi lẽ, lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đi đôi với giữ nước; việc cố kết dân tộc để tạo sức mạnh cộng đồng chống chọi với cả thiên tai và địch hoạ không những là nhu cầu cấp thiết, mà còn trở thành một giá trị truyền thống mang tính vĩnh hằng. Dưới một khía cạnh khác, lịch sử cũng chỉ có giá trị khi mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân. Các giai cấp, nhà nước, tập đoàn thống trị xã hội nào muốn tạo sức mạnh từ nhân dân để thực hiện được lợi ích của mình thì ít nhiều, đều phải tính đến lợi ích của dân chúng; còn khi giữa các lợi ích ấy có xung đột, nhất là khi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân không được đáp ứng thì sớm hay muộn, “tầng lớp bên trên” sẽ bị lật nhào. Đó cũng là tính quy luật của lịch sử. Với lĩnh vực đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội cũng vậy. Mặc dù chiến tranh không ai muốn có, nhưng một khi nó đã xảy ra thì việc ứng xử với nó thế nào, giải quyết nó ra sao đều dựa trên căn cứ lợi ích, trước hết là lợi ích của những giai cấp và nhà nước tiến hành chiến tranh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...