Chuyên Đề Sự phát triển hình thái Kế toán - XH

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Chuyên Đề Sự phát triển hình thái KT - XH

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. HÌNH THÁI KT - XH 2

    1. Lực lượng sản xuất 3
    2.Quan hệ sản xuất 4
    3. Kiến trúc thượng tầng 4
    II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KT - XH 6
    III. KẾT LUẬN 13


    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội (KT - XH) là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào.
    Ngay chính tôi, trước khi chưa làm bài tiểu luận về hình thái KT - XH này tôi cũng chỉ biết rằng mình đang sống trong chế độ XHCN nhưng cũng chưa hiểu rõ rằng hình thái KT - XH chính xác là cái gì, bản chất của nó ra sao. Và khi được học môn Triết về phần hình thái KT - XH tôi mới thấy hết được ý nghĩa của nó, nó không đơn thuần chỉ là một khái niệm, cũng không là một cái gì cụ thể mà nó như là một cái gì đó vận động. Quả thực, khi nghiên cứu về vấn đề này khi tôi thiểu được ra thế nào là hình thái KT - XH, thế nào là sự phát triển hình thái KT - XH thì tôi thấy như tầm hiểu biết của tôi rộng hơn rất nhiều.

    I. HÌNH THÁI KT - XH

    Trước khi đi vào phân tích “Sự phát triển của hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên” cần phải hiểu hình thái KT - XH là gì, kết cấu của nó như thế nào? Hình thái KT - XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến thức thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
    Tất nhiên những mặt trên là cơ bản, ngoài ra hình thái KT - XH còn bao gồm cả những quan hệ về dân tộc, gia đình, lịch sử và các quan hệ khác. Các quan hệ trên đây có vai trò độc lập nhất định, đồng thời cũng bị chi phối bởi những điều kiện vật chất kinh tế cụ thể và những quan hệ cơ bản khác của xã hội.
    Như vậy, về cơ bản cấu trúc của hình thái KT - XH bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Ngoài ra cấu trúc hình thái KT - XH còn có thêm các quan hệ về dân tộc, gia đình và các loại quan hệ xã hội khác. Vậy thì 3 mặt cơ bản của hình thái KT - XH cụ thể là gì?
    Trước khi lo nghĩ đến những vấn đề chính trị, nghệ thuật, khoa học, . thì nhu cầu tối thiểu của một con người là phải ăn, uống, ở, mặc. Đây là những nhu cầu đơn giản nhất nhưng là thiết yếu nhất để con người có thể tồn tại. Tại sao lại bàn đến con người ở đây. Bởi con người chính là trung tâm, là nguyên nhân, là một trong những nhân tố tạo nên hình thái KT - XH. Những thứ cơ bản cho nhu cầu tồn tại của con người hoàn toàn không có sẵn trong tự nhiên, mà con người muốn sống phải sáng tạo lại hiện thực, những sản phẩm cần thiết để sống phải được tạo ra chứ không có trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp sẵn có. Sống là phải sáng tạo và sáng tạo một cách thực tiễn hay nói cách khác là phải sản xuất để mà sống.
    Mỗi một con người có sự suy nghĩ sáng tạo khác nhau, nên cách thức sáng tạo làm việc khác nhau, vì vậy mỗi xã hội lại có phương thức sản xuất khác nhau. Phương thức sản xuất là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với các quan hệ sản xuất tương ứng với nó.
    [​IMG]

     
Đang tải...