Thạc Sĩ Sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .8
    CHƯƠNG 1: QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG HIẾN PHÁP 13
    1.1 Khái niệm về quyền dân sự, chính trị 13
    1.1.1 Khái niệm về quyền con người 13
    1.1.2 Quyền dân sự, chính trị của con người .17
    1.2 Hiến pháp và quyền con người 23
    1.2.1 Khái niệm về Hiến pháp 23
    1.2.2 Vai trò của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền con người .24
    1.3 Quyền dân sự, chính trị theo quy định của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm
    1948 và Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 28
    1.3.1 Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 và Công ước về
    các quyền dân sự, chính trị năm 1966 28
    1.3.2 Các quyền dân sự, chính trị trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948
    (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) 29
    CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG CÁC HIẾN
    PHÁP VIỆT NAM 54
    2.1 Tư tưởng về quyền dân sự, chính trị trước khi có Hiến pháp 54
    2.2 Quyền dân sự, chính trị trong các bản Hiến pháp của Việt Nam 60
    2.3 Quy định về quyền dân sự trong các Hiến pháp 64
    2.4 Nhận xét chung 80
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ
    TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 87
    3.1 Nhận xét chung về Hiến pháp năm 1992 87
    3.1.1 Những kết quả đạt được 88
    3.1.2 Những hạn chế, bất cập .89
    3.1.3 Nhu cầu sửa đổi Hiến pháp năm 1992 .91
    3.2 Nhận xét chung về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 .93
    3.3 Một số góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về quyền dân sự, chính trị .96
    3.3.1 Quyền tham gia vào đời sống chính trị .96
    3.3.2 Quyền tự do lập hội và tự do hội họp và biểu tình 99
    3.3.3 Quyền sống 100
    3.3.4 Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch: .101
    3.3.5 Quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt 102
    3.3.6 Quyền được xét xử công bằng .103
    3.3.7 Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân .104
    3.3.8 Cơ chế bảo vệ quyền (bảo hiến) 106
    3.3.9 Thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia .107
    3.3.10 Một số góp ý khác .110
    KẾT LUẬN .112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .115
    PHỤ LỤC I .119
    PHỤ LỤC II 142
    PHỤ LỤC III .153
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Quyền con người là một giá trị mang tính toàn cầu, là thành quả đấu tranh
    chung của toàn nhân loại nhằm chống lại áp bức, bạo lực và bất công. Đối với tất cả
    các quốc gia trên thế giới, công nhận và bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của
    nhà nước và được quy định cụ thể trong Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao
    nhất. Trong số các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận, các quyền dân sự, chính
    trị luôn là các quyền không thể thiếu. Đó là kết quả của phong trào đấu tranh chống lại
    chế độ phong kiến “cha truyền, con nối” giành quyền làm chủ về tay người dân. Đến
    nay, quyền dân sự, chính trị vẫn được coi là thước đo mức độ tự do, dân chủ của một
    quốc gia. Hiến pháp các nước trên thế giới đều có các quy định về quyền dân sự, chính
    trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lịch sử lập hiến, truyền thống văn hóa – tư tưởng và điều
    kiện của từng nước, số lượng và mức độ ghi nhận các quyền dân sự, chính trị ở mỗi
    nước có sự khác nhau.
    Ở Việt Nam, từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, Đảng
    và Nhà nước ta luôn coi trọng các quyền con người trong đó có các quyền dân sự,
    chính trị. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Tôn
    trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân
    tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các
    quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi
    người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”[33].
    Việt Nam đã có bốn bản Hiến pháp là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
    1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
    2001). Mặc dù ra đời trong những bối cảnh khác nhau nhưng cả bốn bản Hiến pháp nêu
    trên đều đã có những quy định về quyền dân sự, chính trị của con người, của công dân,
    phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Trong đó, Hiến pháp năm 1992
    được đánh giá là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
    phản ánh bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
    Hiến pháp năm 1992 cũng đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân cơ bản
    trong đó có các quyền dân sự, chính trị. Góp phần quan trọng thể chế hóa đường lối
    của Đảng. Tuy nhiên, sau 20 năm thi hành, Hiến pháp năm 1992 đã bộc lộ một số điểm
    hạn chế không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc
    hội khóa XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm
    2011 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa
    đổi Hiến pháp năm 1992.
    Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào
    tháng 5/2012 đã nêu định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong đó chỉ rõ cần “tiếp
    tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng
    quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công
    dân”[16].
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài “Sự phát triển của các quyền dân sự,
    chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam” sẽ góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý
    luận và thực tiễn quy định về các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp. Đồng thời,
    trên cơ sở phân tích, đối chiếu với các quy định về quyền dân sự, chính trị trong Hiến
    pháp một số nước trên thế giới và các bản Hiến pháp của Việt Nam, đề tài sẽ đưa ra
    một số kiến nghị nhằm đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Từ một vài năm trở lại đậy, các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về quyền con
    người ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Chúng ta đã có một số công trình nghiên
    cứu về quyền con người nói chung như: Quyền con người, Quyền công dân trong sự
    nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin Tư liệu trực thuộc Học viện CTQG
    Hồ Chí Minh, 1993; Đinh Văn Mậu, Quyền lực nhà nước và quyền công dân, NXB Tư
    pháp, 2003; Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng
    hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2004; Bùi Ngọc Cường, Một số vấn đề về
    Quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị
    quốc gia, 2004; Phạm Văn Khánh, Góp phần tìm hiểu quyền con người, NXB Khoa
    học xã hội, 2006; Tường Duy Kiên, Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của
    Quốc hội Việt Nam, Hà Nội, 2004; Tường Duy Kiên
    Đối với việc nghiên cứu các quyền dân sự - chính trị và các quyền con người
    trong Hiến pháp, hiện chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu như: “Một số vấn
    đề lý luận và thực tiễn về quyền dân sự và chính trị” (năm 1997) và đề tài: “Sự phát
    triển của quyền dân sự, chính trị sau 15 năm đổi mới” (năm 2002) do Trung tâm
    Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực
    hiện; „Các quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam‟, NXB Tư pháp, 2006;
    Đề tài “Quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam” do Ths. Bùi Ngọc Sơn – Khoa
    Luật, Đại học Quốc gia thực hiện năm 2010 và mới đây nhất là luận văn thạc sỹ “Hiến
    pháp với vấn đề nhân quyền” do tác giả Nguyễn Bình An thực hiện năm 2011.
    Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ nghiên cứu góc độ nhất định về các quyền con
    người nói chung và quyền con người trong Hiến pháp nói riêng, chưa có đề tài nào đi
    sâu phân tích và so sánh nội dung quyền dân sự - chính trị trong Hiến pháp trên thế
    giới và các bản Hiến pháp của Việt Nam. Chính vì vậy, mong muốn của tôi khi triển
    khai nghiên cứu đề tài này là góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
    quy định các quyền dân sự - chính trị trong các Hiến pháp. Trên cơ sở phân tích, so
    sánh giữa các bản Hiến pháp với nhau và với tiêu chuẩn chung của thế giới để đưa ra
    những kiến nghị góp phần vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
    3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
    a) Mục đích nghiên cứu:
    - Trình bày và phân tích ý nghĩa của việc ghi nhận các quyền dân sự, chính trị
    trong Hiến pháp.
    - So sánh, đối chiếu các quy định về quyền dân sự, chính trị trong các bản Hiến
    pháp của Việt Nam với các tiêu chuẩn nhân quyền chung của thế giới thể hiện trong
    Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948 và Công ước về các quyền dân sự, chính trị
    năm 1966.
    - Nêu một số ý kiến, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền
    dân sự, chính trị trong Hiến pháp, góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
    1992.
    b) Phạm vi nghiên cứu:
    Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích quy
    định về quyền dân sự, chính trị trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948; Công ước
    về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên hiệp quốc. Trên cơ sở đó, luận văn
    đối chiếu với quy định về các quyền dân sự, chính trị trong các bản Hiến pháp của Việt
    Nam, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992 để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần
    sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
    4. Phương pháp luận của việc nghiên cứu luận văn
    Phù hợp với tính chất của chủ đề, nội dung và quy mô nghiên cứu, dự kiến các
    phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu sẽ dựa trên việc tập hợp và phân tích
    văn bản, tài liệu và số liệu.
    5. Những nét mới của luận văn
    Luận văn làm rõ mối quan hệ giữa Hiến pháp với quyền con người, đặc biệt là
    các quyền dân sự, chính trị. Đánh giá vai trò của Hiến pháp trong việc bảo vệ các
    quyền con người.
    Luận văn cũng nêu và phân tích hệ thống các quyền dân sự, chính trị của con
    người được các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận và bảo vệ. Trên cơ sở đối chiếu với
    các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, luận văn đóng góp một số ý kiến góp ý
    nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
    6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
    Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc sửa đổi, bổ
    sung Hiến pháp năm 1992 hiện hành. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học, đặc
    biệt là chuyên ngành pháp luật về quyền con người và chuyên ngành luật hiến pháp.
    7. Cơ cấu của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
    dung đề tài được chia thành ba chương như sau:
    - Chương I: Quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp
    - Chương II: Quyền dân sự, chính trị trong các bản Hiến pháp của Việt
    Nam
    - Chương III: Một số kiến đối với các quy định về quyền dân sự, chính trị
    trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
     
Đang tải...