Tài liệu Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    N

    gày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ
    cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, bình đẳng với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. Pháp luật về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế (ĐƯQT) của Việt Nam đã hình thành và phát triển phong phú, góp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt trong quá trình mở cửa hội nhập cùng cộng đồng quốc tế hiện nay.
    Trên phương diện lập pháp, có thể phân
    chia sự phát triển của pháp luật về kí kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT thành các giai đoạn sau:
    1. Thời điểm trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
    Sau khi giành được chính quyền, năm
    1946 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946). Sự ra đời của bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở pháp lí cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Điều 23 Hiến pháp năm 1946 quy định: Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ kí với nước ngoài. Khoản h Điều 49 Hiến pháp năm 1946 quy định Chủ





    tịch nước có quyền: Kí hiệp ước với nước ngoài. Như vậy, Hiến pháp năm 1946 đã quy định về việc kí kết ĐƯQT giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các quốc gia khác. Theo những quy định trên, thẩm quyền kí kết ĐƯQT là thuộc về Nghị viện (Quốc hội) và Chính phủ. Cụ thể là Chính phủ (Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ) có thẩm quyền kí ĐƯQT, Nghị viện có thẩm quyền chuẩn y (phê chuẩn). Theo pháp luật quốc tế, hành vi kí và phê chuẩn là những bước của quá trình xây dựng và làm phát sinh hiệu lực ràng buộc của ĐƯQT và vì vậy, theo Hiến pháp 1946 các hiệp ước mà Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với nước ngoài chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với Việt Nam khi được Nghị viện chuẩn y.
    Sau năm 1954, theo Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền: Miền Bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Vì vậy, chính sách đối ngoại thời kì này nhằm phục vụ cho hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền (Bắc và Nam) và được cụ thể hoá trong Hiến pháp.







    Hiến pháp năm 1959 quy định thẩm quyền quyết định phê chuẩn, bãi bỏ ĐƯQT và việc quản lí công tác đối ngoại, cụ thể: Khoản 12
    Điều 53 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội
    có những quyền hạn: Quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước kí với nước ngoài, trừ trường hợp mà Ủy ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định. Điều 64 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước kí với nước ngoài Khoản 11 Điều 74 quy định Hội đồng Chính phủ có quyền hạn: Quản lí công tác đối ngoại. Những quy định này của Hiến pháp năm 1959 đã có sự phát triển hơn so với Hiến pháp năm 1946, đặc biệt là quy định về việc quản lí công tác đối ngoại của Hội đồng Chính phủ trong đó có vấn đề kí kết ĐƯQT và thẩm quyền bãi bỏ những ĐƯQT đã kí với nước ngoài của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
    Ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976 đã quyết định nhiều vấn đề trọng đại của đất nước sau chiến tranh trong đó có việc đổi tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất nước thống nhất từ Bắc vào Nam, công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh đặt ra những yêu cầu cần điều chỉnh đòi hỏi phải có hiến pháp mới. Cũng giống như hai bản hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 cũng quy



    định trực tiếp về việc kí kết và thực hiện ĐƯQT, cụ thể là: Quốc hội có quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước (khoản 15 Điều 83); Hội đồng Nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn . phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước quốc tế, trừ trường hợp xét thấy cần trình Quốc hội quyết định (khoản 16 Điều 100); Hội đồng bộ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn . Tổ chức và lãnh đạo công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực hiện các hiệp ước và hiệp định đã kí kết (khoản 16 Điều 107).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...