Tiểu Luận Sự phát triển của nền kinh tế tư bản nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự phát triển của nền kinh tế tư bản nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Mục Lục
    Lời mở đầu 1
    Nội dung

    I.Cơ sở lí luận về thành phần kinh tế tư bản nhà nước 3
    1.Kinh tế tư bản nhà nước và tính tất yếu khách quan tồn tại thành phần kinh tế tư bản nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội và ở nước ta 3

    1.1.Khái niệm thành phần kinh tế tư bản nhà nước 3
    1.2. Tính tất yếu khách quan tồn tại thành phần kinh tế tư bản nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội và ở nước ta 6
    1.3.Quan điểm của Đảng ta về phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước 8
    2.Vai trò và các hình thức phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10
    2.1.Vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa ở Việt Nam 10
    2.2.Những hình thức cụ thể của thành phần kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam 14
    II. Thực trạng và một số giải pháp cơ bản trong việc sử dụng và tiếp tục phát triển nền kinh tế tư bản nhà nước 15
    1.Thực trạng việc sử dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước 15

    1.1. Thực trạng của tình hình đầu tư trong nước (đầu tư của tư bản tư nhân). 17
    1.2.Tình trạng của tình hình đầu tư nước ngoài (bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế tư bản nhà nước) 18
    1.3.Quan điểm của Đảng ta về phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước 20
    1.4.Anh hưởng của nhân tố thời gian tới kinh tế tư bản nhà nước 21
    2.Một số giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước 22
    2.1.Giải quyết vấn đề về phân bố các khu công nghiệp 22
    2.2.Phát triển kinh tế tư bản nhà nước đúng hướng dưới sự giám sát của nhà nước 24
    2.3.Giải quyết vấn đề về nâng cao vốn đầu tư trong nước 25
    2.4.Đưa ra những chính sách phát triển kinh tế tư bản nhà nước tạo ra mục tiêu phấn đấu 26
    Kết luận 27
    Danh mục tài liệu tham khảo

    Lời mở đầu

    Qua 20 năm đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ .Cho đến nay Đảng ta đã hình thành những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam , làm cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng, góp phần bổ sung và góp phần phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
    Từng bước một qua thực tiễn đổi mới kinh tế, nhất là những nhận thức mới về thế giới trong xu thế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta thấy rõ yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế. Từ kinh tế thị trường tới xây dựng thị chế kinh tế thị trường và chủ trương phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội .
    Thành tựu công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo thế lực mới cho đất nước tiến bước trên con đường Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng, văn minh. Đại hội X của Đảng đã khẳng định “phát triển mạnh các thành phần kinh tế , các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thế ,tiểu chủ, tư bản tư nhân) , kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài , hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế tư bản nhà nước là một trong những thành phần kinh tế quan trọng , góp phần phát triển nền kinh tế nước ta . Nghiên cứu về vị trí ,vai trò của nền kinh tế tư bản nhà nước, cùng những mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác để phát huy , đẩy mạnh, các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa theo những mục tiêu đã hoạch định là hết sức quan trọng . Do vậy thấy được “Sự phát triển của nền kinh tế tư bản nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những nhược điểm cần khắc phục, hạn chế của thành phần kinh tế này là một trong những mục đích em chọn để làm đề tài này
     
Đang tải...