Tiểu Luận Sự phân bào và những khả năng ứng dụng của sự phân chia tế bào trong công nghệ sinh học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU


    Cơ thể sống được hình thành đầu tiên cùng với việc tạo ra một “lớp hàng rào sinh học” bao bọc, tách biệt bản thân nó với môi trường xung quanh. “Lớp hàng rào sinh học” này được định nghĩa là “màng tế bào” hay màng sinh chất (plasma membrane) tạo cho tế bào có khả năng tổ chức và điều hòa các hoạt động sống bên trong của nó. Bản chất cấu trúc của màng sinh chất ít nhất bao gồm 2 lớp phân tử lipid phân cực kết hợp với các phân tử protein. Nhờ cấu trúc này, màng sinh chất có rất nhiều đặc điểm kỳ diệu là thực hiện các trình tự phản ứng biến đổi hóa sinh của tế bào, là trung tâm của các quá trình bảo tồn năng lượng và thông tin giữa các tế bào trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường. Do bản chất cấu trúc hóa học của màng sinh chất rất đặc biệt nên đặc tính của màng là mềm dẻo, linh động, có thể tự khép kín và tự phá vỡ để dung hợp (fusion) giữa chúng với nhau, dễ dàng thực hiện khả năng xuất bào (exocytosis) và nhập bào (endocytosis), là cơ chế của quá trình bài tiết các phân tử lớn được tổng hợp trong tế bào cũng như cơ chế của sự thực bào (phagocytosis) trong đáp ứng miễn dịch hoặc thực hiện khả năng phân chia của tế bào (mitosis) trong sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống.

    Màng sinh chất không phải là một hàng rào thụ động trong trao đổi chất giữa tế bào với môi trường mà nó có tính chọn lọc. Trong tế bào màng sinh chất giúp cho việc tổ chức và điều hòa quá trình sinh học ở các xoang riêng biệt như màng nhân, màng ty thể, màng lạp thể vv Có thể khẳng định màng tế bào có cấu trúc rất tinh vi, phù hợp với chức năng của nó. Chính vì vậy việc nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở mức độ hiển vi và phân tử từ lâu đã được các nhà tế bào học quan tâm.

    Mặt khác, chu kỳ tế bào, các hình thức phân chia tế bào nhân thực (eucaryote), các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bào bình thường và không bình thường, ý nghĩa sinh học và khả năng ứng dụng sự phân chia tế bào trong công nghệ sinh học cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đang được các nhà khoa học quan tâm.

    Xuất phát từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu tiểu luận về màng tế bào, mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng của nó trong hoạt động sống của tế bào, những hiểu biết về chu kỳ tế bào, sự phân bào và những khả năng ứng dụng của sự phân chia tế bào trong công nghệ sinh học.

    PHẦN 2. NỘI DUNG


    A. MÀNG TẾ BÀO, SỰ PHÂN HOÁ ĐA DẠNG CỦA HỆ THỐNG MÀNG SINH CHẤT, NHỮNG ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA MÀNG TRONG ĐỜI SỐNG TẾ BÀO. LIÊN HỆ NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ TẾ BÀO.

    1. Màng tế bào (Cell membrane)

    Màng tế bào gồm hai thành phần chính là màng bảo vệ (vỏ, thành tế bào) và màng sinh chất (màng plasma). Ngoài ra còn có khoảng gian bào.

    1.1. Màng bảo vệ

    1.1.1. Màng bảo vệ của tế bào động vật

    Tế bào động vật có lớp áo (cell coat) liên kết với màng sinh chất, lớp này được cấu tạo từ proteoglican do tế bào tiết ra, lớp áo có vai trò quan trọng trong việc liên kết các tế bào cạnh nhau tạo nên mô, trao đổi chất và truyền đạt thông tin di truyền [2]. Một số đơn bào hoặc tế bào vỏ của tiết túc có một lớp vỏ dày che phủ phía ngoài màng sinh chất. Lớp vỏ này có nguồn gốc từ các sản phẩm tiết đặc biệt của tế bào, thường là chất nhầy hoặc các kitin có thấm muối canxi [7].

    1.1.2. Màng bảo vệ của tế bào thực vật

    Tế bào thực vật có lớp thành vững chắc bao bọc ngoài màng sinh chất. Lớp thành này có thành phần hoá học chủ yếu là xenluloza, hemixenluloza và pectin. Ở một số tế bào, thành còn thấm thêm lignin____

    _____________________________________

    _____________________________________

    _____________________________________
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...