Thạc Sĩ Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
    1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 6
    1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết nhìn từ phía Việt Nam 21
    1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 22
    Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHIỆP CỦNG
    CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN
    1950 - 1964 24
    2.1. Tình hình thế giới và khu vực Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai 24
    2.2. Tình hình Ấn Độ sau khi được tự trị 31
    Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
    HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 51
    3.1. Trên lĩnh vực kinh tế 51
    3.2. Trên lĩnh vực chính trị 61
    3.3. Trên lĩnh vực ngoại giao 75
    3.4. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh 99
    3.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội 110
    Chương 4: NHẬN XÉT VỀ SỰ NGHIỆP CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
    CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1950 - 1964 VÀ KINH
    NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 117
    4.1. Đánh giá chung 117
    4.2. Kinh nghiệm từ sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa
    Ấn Độ đối với các nước đang phát triển 143
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
    QUAN TỚI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    CHÚ GIẢI 161
    PHỤ LỤC 164
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh nhiều mối quan hệ quốc tế mới đan xen, phức tạp của xu thế
    quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển theo hướng độc lập tự
    chủ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Hướng đi đó
    cần hợp với xu thế của thời đại, với những đặc thù của quốc gia dân tộc thì việc bảo
    vệ và củng cố nền độc lập cho dân tộc sẽ được thực hiện một cách thuận lợi. Vì vậy,
    việc nghiên cứu, tìm hiểu những con đường đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập và
    phát triển quốc gia dân tộc của các nước trên thế giới có một ý nghĩa quan trọng cả
    về lý luận lẫn thực tiễn.
    Nằm ở khu vực Nam Á, Ấn Độ không chỉ được biết đến như một trong
    những quốc gia rộng lớn và đông dân, mà thế kỷ XX, Ấn Độ từ một nước thuộc địa,
    vươn lên trở thành một cường quốc, đã và đang tham gia vào các vấn đề chung của
    khu vực và quốc tế. Thật vậy, trong lịch sử, Ấn Độ còn được biết đến như là một
    trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, một trong những thuộc địa vô cùng
    quan trọng, là “xương sống” của đế quốc Anh, một “viên kim cương trên vương
    miện Nữ hoàng Anh”, một quá trình đấu tranh kiên trì và bền bỉ để được tự trị
    (1947) và độc lập hoàn toàn (1950), một thành viên sáng lập “Phong trào không liên
    kết” . Ấn Độ cũng là một quốc gia có vai trò quan trọng và những đóng góp tích
    cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ gìn bảo vệ hòa bình trên thế
    giới cũng như sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Sau khi giành được độc lập và bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới xây dựng
    nền Cộng hòa, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho dân tộc Ấn Độ hết sức to lớn: đó là lựa
    chọn con đường đi đến tương lai, tiến theo kịp sự phát triển của thế giới văn minh.
    Đây không phải là một công việc đơn giản, bởi vì với phương châm “đi mà ở” của
    thực dân Anh, Ấn Độ phải giải quyết những hậu quả hết sức nặng nề: một nền kinh
    tế khủng hoảng với những tàn dư dai dẳng mang tính chất thuộc địa; một chế độ
    chính trị xã hội phức tạp với những mâu thuẫn về dân tộc, những bất hòa về tín
    ngưỡng; sự bỏ dở vấn đề Kashmir trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan . Tuy nhiên, cácvấn đề này được giải quyết một cách khá hiệu quả dưới thời Chính phủ Thủ tướng
    J. Nehru, từ năm 1950 đến năm 1964.
    Với những biện pháp nhằm ổn định tình hình và phát triển đất nước trong
    hơn một thập niên đầu nền Cộng hòa, chính phủ của Thủ tướng J. Nehru từng bước
    giải quyết đồng bộ, có kế hoạch các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, sự mềm dẻo, tích cực
    trong đường lối đối ngoại, sự kiên quyết đấu tranh trong việc thu hồi lãnh thổ nền
    độc lập được củng cố, uy tín và vị thế của Ấn Độ được khẳng định trên trường quốc
    tế. Đây cũng là nền tảng để các chính phủ tiếp theo tiếp tục lãnh đạo đất nước đạt
    nhiều thành tựu về sau. Đúng như lời phát biểu ngày 15/8/1947 của Thủ tướng J.
    Nehru tại Nghị viện Ấn Độ:
    Từ bao năm qua chúng ta đã ước hẹn với số phận, và nay là lúc chúng ta
    thực hiện lời hứa, không phải một cách đầy đủ hay trọn vẹn mà là một
    cách cơ bản. Ngay vào thời khắc lúc nửa đêm, khi cả thế giới đang chìm
    trong giấc ngủ thì Ấn Độ sẽ thức giấc để được sống và hưởng tự do. Thời
    khắc lịch sử hiếm hoi đang đến, khi chúng ta bước ra khỏi quá khứ để
    đến với tương lai, khi một thời đại sẽ kết thúc, khi hồn thiêng dân tộc,
    vốn bị áp bức bao lâu nay, sẽ bắt đầu cất tiếng [146].
    Chính vì thế, việc nghiên cứu sự nghiệp củng cố nền độc lập dân tộc của
    Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964, phân tích quá trình bền bỉ và gian
    khổ của nhân dân Ấn Độ, từng bước củng cố nền Cộng hòa, đánh giá được những
    thành tựu, hạn chế, rút ra đặc điểm con đường xây dựng và bảo vệ đất nước theo
    đường lối J. Nehru có giá trị cao về lý luận lẫn thực tiễn.
    Hơn nữa, Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á, có mối quan hệ lâu đời và chặt
    chẽ với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ hữu nghị, hợp
    tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời kỳ cận - hiện đại được các lãnh tụ của hai
    dân tộc, Hồ Chí Minh và J. Nehru, đặt nền móng và luôn được Đảng và Nhà nước
    ta quan tâm, vun đắp. Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu cần tìm hiểu về lịch sử và văn
    hóa Ấn Độ để hiểu rõ, phát huy tình đoàn kết và quan hệ giữa hai nước trong giai
    đoạn cách mạng mới.Xuất phát từ tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định
    chọn đề tài “Sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai
    đoạn 1950 - 1964” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Mục đích của luận án là nghiên cứu có hệ thống về sự nghiệp củng cố độc
    lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam trên các
    lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh
    trong giai đoạn 1950 - 1964. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các nước
    đang phát triển.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
    yếu sau đây:
    - Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố nền độc lập dân tộc
    của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964.
    - Phân tích việc thực thi các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại
    giao, quốc phòng - an ninh trong việc bảo vệ và củng cố nền Cộng hòa Ấn Độ trong
    giai đoạn 1950 - 1964. Qua đây làm rõ sự thành công và hạn chế từ sự nghiệp củng
    cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1964.
    - Bước đầu rút ra đặc điểm về sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc của Cộng
    hòa Ấn Độ và một số kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...