Tiểu Luận Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luậ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
    Hiện nay trên thế giới tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và sôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế phát triển. Muốn vậy các nước không còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy vấn đề công nghiệp hoá là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm đến nó.
    Việt Nam xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp lại do ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu dài, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Công cuộc đổi mới của nước ta tiến hành từ năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tạo ra những tiền đề cơ bản cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Từ đó đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
    Thực tế đã chứng minh rằng phát triển kinh tế là quy luật khách quan của tồn tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ở bất kì đất nước nào, không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế, suy đến cùng đều được bắt đầu và quyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất. Vấn đề khác nhau giữa các nước thì ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ, hiệu quả.
    Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật nhất định thường được hiểu là toàn bộ của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng. Cơ sở vật chấ của một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ.
    Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3) thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường tất yếu. Từ Đại hội Đảng lần VI của Đảng xác định đây là thời kì phát triển mới - thời kì "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hơp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
    Vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một vấn đề rất rộng bao hàm nhiều mặt nội dung. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em xin trình bày vấn đề “Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luận và thực tiễn”.
     
Đang tải...