Tiểu Luận Sự nghiệp CNH - HĐN

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Sự nghiệp CNH - HĐN




    LỜI MỞ ĐẦU

    Khi nói đến CNH, HĐH là nói đến quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật và công nghệ tiên tiến để đạt được năng suất cao nhất và là cái quyết định cho sự tồn tại của một chế độ xã hội, cách tiếp cận này cũng phù hợp với định nghĩa CNH, HĐH do Đại hội VII đề ra.

    Trước những thay đổi to lớn của thế giới đã ảnh hưởng đến nước ta (tích cực cũng như tiêu cực). Đảng ta đã xác định thời cơ và những thách thức lớn. Đó là thành tựu của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới (cả bên trong và bên ngoài). Mặt khác quan hệ của nước ta đối với nước ngoài cùng với khả năng hội nhập với cộng đồng thế giới được mở rộng hơn bao giờ hết. Những thời cơ này được tạo ra trước hết là do thành tựu của công cuộc đổi mới đồng thời cũng là do tác động của nhiều xu thế tích cực trên thế giới.

    Bên cạnh những thời cơ, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII đã tạo ra bốn "nguy cơ". Đó là nguy cơ tụt hậu về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ về diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Các nguy cơ trên có mối quan hệ tác động lẫn nhau và đều nguy hiểm không thể xem nhẹ nguy cơ nào.

    Đứng trước những thời cơ và thách thức đó Đảng ta chủ trương " . chủ động nắm bắt thời cơ luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết, đầy đủ và khắc phục các nguy cơ, kể cả nguy cơ mới nảy sinh trong quá trình thực hiện, bảo đảm phát triển đúng hướng ."

    Để có một nền công nghiệp phát triển vững mạnh, đó là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta. Vì vậy mỗi người dân của đất nước Việt Nam đều muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc CNH,HĐH đất nước.

    I - LÝ LUẬN CHUNG

    A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC

    1. Sự ra đời của quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam

    Ở nước ta công cuộc CNH đất nước đã được khởi đầu từ sau đại hội III (1960) của đảng. Chủ trương CNH của Đảng đã được định hướng thực hiện qua các kế hoạch dài hạn 5 năm. Song do điều kiện kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu, và do chính sách cấm vận của Mỹ làm cản trở sự giao lưu kinh tế của nước ta với thế giới. Nhưng quan tâm hơn cả là do lãnh đạo của đảng, nhà nước có sai lầm trong việc đề ra chủ trương cải tạo, xây dựng kinh tế thể hiện tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý trí. Trong CNH do nôn nóng muốn đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng như ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, muốn hiện đại hoá nhanh nhưng nền kinh tế của ta vốn nhỏ bé, phân tán lạc hậu mà lại đầu tư nhiều vốn kỹ thuật, sức lực xây dựng lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng nhiều công trình công cộng trong khi đất nước còn nhiều khó khăn to lớn chưa đủ những tiền đề cần thiết. Chính những sai lầm trên đã dẫn tới hậu quả mất cân đối lớn trong nền kinh tế, SX phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn nảy sinh nhiều tệ nạn XH.

    Đảng ta đã sớm nhận thức ra những sai lầm của mình Đại hội toàn quốc lần thứ VI của đảng (1986) là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới.

    Đại hội đã nhận định đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là cả một thời kỳ dài khó khăn traỉ qua nhiều chặng xác định, và chúng ta ở chặng đường đầu tiên. Nhiệm vụ mục tiêu của chặng đường quá độ đầu tiên là Trong 5 năm trước mắt (1986- 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được những mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Nội dung của 3 chương trình kinh tế là sự cụ thể hoá nội dung chính của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên.

    Đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội VI đã thực sự đi vào cuộc sống, đã đạt được những thành quả bước đầu rất quan trọng. Trước tiên là trong lĩnh vực KTXH. Đời sống nhân dân đã dần dần ổn định, sản lượng lương thực đã đáp ứng được nhu cầu của cả nước, hàng hoá thị trường đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của nhà nước về vốn, tiền lương . giảm đáng kể. Lạm phát được kiềm chế một bước, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.

    Trên cơ sở phát huy những thành quả đã đạt dược, đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng đã đề ra chủ trương kế thừa, phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong quá trình đổi mới đề ra từ đại hội VI, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.

    Phương hướng và mục tiêu chính mà đại hội VII đã vạch ra là: “ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát “ ổn định phát triển nâng cao hiệu quả SX, ổn định từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bước đầu có tích luỹ nội bộ nền kinh tế.

    Với sự nỗ lực của toàn đảng toàn dân ta đến nay nền kinh tế nước ta đã chấm dứt được tình trạng suy thoái và trên đà phát triển toàn diện.

    2. Tính tất yếu phải tiến hành CNH - HĐH.

    Công nghiệp hoá có nhiều con đường, có con đường cổ điển của các nước tư bản như Anh, Pháp, trải qua từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20. Thường đó là những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, do đó những bước tiến của CNH, HĐH thường gắn liền với những sáng chế phát minh của chính nó hoặc của thời đại. Vì vậy quá trình CNH thường kéo dài hàng trăm năm theo đà của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Ngày nay các nước đi sau tình hình đã đổi khác. Để giải quyết một vấn đề trong công nghiệp hoá có rất nhiều giải pháp hay công nghệ đã sẵn sàng đem ra sử dụng. Vấn đề ở đây là phải nắm bắt kịp thời những công nghệ hiện đại nhất phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Do đó CNH gắn với HĐH là một khả năng, một nhu cầu của các nước đi sau.

    Tuy nhiên để thực hiện CNH, HĐH đất nước cần phải nhận thức vấn đề sau một cách đúng đắn cụ thể.

    - Cùng với việc tiếp nhận công nghệ hiện đại cần phải chú ý đến đẩy mạnh cả công nghệ truyền thống trong nước. Không chỉ áp dụng các công nghệ tiên tiến mà còn phải biết tận dụng và hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Đối với khu vực công nghệ truyền thống và cơ khí truyền thống thì khuyến khích chủ yếu bằng chính sách kinh tế. Khuyến khích mọi sự thâm nhập của công nghệ hiện đại, hiện đại hoá từng bước công nghệ truyền thống và công nghệ cơ khí thông thường. Còn về mặt đầu tư của nhà nước để phát triển tiềm lực khoa học và định hướng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai chủ yếu là phải tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác và tự động hoá . Để tạo điều kiện cần thiết cho việc đi thẳng, đi nhanh vào lĩnh vực có công nghệ cao. Không tự hạn chế trong các điều kiện tiền đề hiện có, công nghệ cao có nhiệm vụ.

    Cấp bách bởi vì. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa với bên ngoài, những cơ sở SX áp dụng công nghệ truyền thống và công nghệ cơ khí thông thường không nâng được năng suất và chất lượng sản phẩm không đảm bảo được khả năng cạnh tranh ngay cả trong trường hợp có sự bảo hộ của nhà nước. Những cơ sở đó không thể đứng vững, phải thu hẹp hoặc đóng cửa. Sự thật đã diễn ra tại một số nơi trong thời gian qua.

    Về mặt quản lý KT- XH nếu không áp dụng rộng rãi các thành tựu của tin học và điện tử thì không thể nâng cao được trình độ quản lý lên ngang tầm thời đại, đòi hỏi cấp bách hiện nay của giao lưu kinh tế. Hiện nay một chính sách rất được quan tâm là, “ Đòn đấm công nghệ cao”. Từ sau thế chiến thứ 2 dựa và chính sách này mà một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan đã đuổi kịp các nước đi trước, vượt lên trong nhiều nghành công nghệ cao và đã tạo ra những kỳ tích kinh tế đáng kinh ngạc.

    Những biểu hiện của nền kinh tế đã hiện đại hoá được qui định bởi mức sống cao do cách mạng công nghệ, trình độ chuyên môn cao trong SX và năng suất lao động cao. Hiện đại hoá kinh tế còn biểu hiện ở sự ra tăng của vốn với những qui mô tích luỹ và đầu tư hiện đại, sự tham gia rộng rãi vào thị trường trên cơ sở một kết cấu hạ tầng hiện đại về giao thông vận tải và thông tin liên lạc. HĐH nền kinh tế càng không tách rời bộ máy hành chính quản lý hữu hiệu, một học vấn càng nâng cao của người lao động, một sự phổ cập rộng rãi các tri thức khoa học và đổi mới công nghệ.
     
Đang tải...