Tiểu Luận Sự nghiệp CNH - HĐH ở Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:Sự nghiệp CNH - HĐH ở Hàn Quốc




    LỜI MỞ ĐẦU

    Hiện nay có rất nhiều nước đã thành công trong việc phát triển kinh tế của mình. Trong chuyên đề này chúng tôi đề cập đến Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu trong trào lưu công nghiệp hoá ở Đông Á. Hàn Quốc đã tập trung cao độ những công ty lớn và những mục tiêu đầy tham vọng nhất.

    Để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế sau thời kỳ mở cửa Việt Nam đang triển khai kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo chúng phù hợp với hoàn cảnh chúng ta hiện nay.

    Tôi hy vọng chuyên đề này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ tốt công tác nghiên cứu góp phần vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.



    I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CON NGƯỜI, ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC SAU

    CHIẾN TRANH

    Cuộc chiến tranh Triều Tiên, có lẽ được xem là cuộc chiến mang tính huỷ diệt nhất trong lịch sử thế giới, đã tàn phá Nam Triều Tiên cũng như Bắc Triều Tiên. Seoul đã đổi chủ đến bốn lần, mỗi lần là một cuộc chiến khốc liệt. Chỉ có một phần nhỏ của xứ sở, ở miền đông nam, là không bị phương Bắc xâm phạm. Trong số hai mươi triệu người Nam Triều Tiên khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1953, khoảng 1/4 là những người phiêu tán không cửa không nhà, hầu như không có của cải. Trên 1 triệu thường dân và 320.000 binh sĩ ở miền Nam đã hy sinh. Một đại đa số những người tử vong là những người trai tráng mà nếu còn sống họ sẽ đóng góp cho lực lượng lao động và cho thu nhập của gia đình họ.

    Vào năm 1953, Nam Triều Tiên có một cơ sở công nghiệp thậm chí còn èo oặt hơn của Đài Loan năm 1949. Nam Triều Tiên đã không đạt được mức tổng sản lượng quốc dân GDP là 100 USD một năm cho đến năm 1963. Tại Triều Tiên, người Nhật đã thuần hoá sông Yalu vào thập niên 1930 bằng cách xây dựng những nhà máy thuỷ điện cực lớn, cung cấp 90% điện năng của cả nước Triều Tiên. Nhưng khi đất nước bị phân đôi tất cả những phương tiện này đã thuộc về Bắc Triều Tiên.

    Tại Nam Triều Tiên, đường biên giới mới tại vĩ tuyến thứ 38 đã phân cách giả tạo đất nước thành hai nửa mà dưới thời cai trị của người Nhật đã phát triển như một nền kinh tế bổ túc nhau. Các nhà lãnh đạo chính trị đã bắt đầu phát triển các mối liên kết đất nước vào cuối thập niên 1940, giờ đây lại phải xây dựng một căn bản chỉ trong miền Nam. Các công ty đã phải định hướng lại những tuyến cung cấp và thị trường của mình.

    II. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ

    1. Xây dựng nền tảng cho cuộc công nghiệp hoá

    1.1 Sự đoàn kết.

    Các nhà lãnh đạo thực dân Nhật Bản không hề dành cho người Triều Tiên có dịp để ngoi lên những vị trí lãnh đạo đích thực. Syngman Rhee người đã nắm nền chính trị của Nam Triều Tiên từ cuối thế chiến thứ hai cho tới năm 1960, là một nhà nhà ái quốc đã qua thử thách. Ông đã bị tù đày từ năm 1898 đến 1904 vì hoạt động yêu nước, và từ lâu đã bảo vệ chính nghĩa của Triều Tiên các cơ quan quốc tế như Hội Quốc Liên.

    Kể từ hậu bán thế kỷ 19, Triều Tiên đã bị xâu xé vì những cuộc nổi dậy ở một mức độ to lớn. Các phong trào phản kháng thường đề xuất chuyện công bằng xã hội và chính quyền nhân đạo nhưng lại chẳng hề kêu gọi các nhà đầu tư xét đến chuyện xây dựng hay khuếch trương các nhà máy. Vào mùa xuân 1919, người Nhật đã thẳng tay đàn áp phong trào đòi quyền độc lập.

    Vào cuối thập niên 1950, những cuộc dấy động của công chúng chống lại Syngman Rhee đã tăng cho đến khi họ lật đổ được chính quyền của ông ta vào tháng 4 năm 1960. Phác Chính Hy đã nắm được quyền lực vào năm 1961 thông qua một cuộc đảo chính quân sự và đã củng cố quyền hành của mình bằng sự đàn áp đối lập mạnh mẽ. Nhiều người đã lo sợ rằng sự mất đoàn kết sẽ khiến cho miền Nam dễ làm mồi cho cuộc tiến công của miền Bắc.

    Sau khi đất nước bị phân đôi, miền Bắc đã bắt đầu bằng một cơ sở công nghiệp khá đồ sộ, có được nguồn viện trợ của Liên Xô. Quyết định giảm bớt viện trợ kinh tế của Mỹ trong thập niên 1960, tiếp đó là sự ra đời của học thuyết Nixon trong thập niên 1970 nhằm làm giảm sự hiện diện về quân sự của Mỹ tại Châu Á và việc Caacter tỏ ý muốn rút quân đội Mỹ ra khỏi Triều Tiên đã kích thích mạnh mẽ cho Nam Triều Tiên tìm kiếm một căn bản kỹ nghệ độc lập thích đáng hỗ trợ cho những nỗ lực phòng thủ đất nước của riêng mình.



    1.2 . Nguồn nhân lực có động cơ và có kỷ luật.

    Trong những nỗ lực để công nghiệp hoá, Nam Triều Tiên ngoài diện tích rộng lớn còn có lợi thế dân chúng rất có kỷ luật, một ý thức dân tộc rất sắc nét, và một sức sống dân tộc rất mạnh mẽ.

    Quyết tâm và sức sống của người Triều Tiên có thể là khó đo lường chính xác, nhưng dẫu sao những điều đó cũng là có thực. Quyết tâm của xứ sở này rõ ràng là đã được tôi luyện do chế độ thực dân áp bức của Nhật Bản trước kia và cuộc chiến tranh Triều Tiên khốc liệt, và nó lại càng kiên cố hơn khi người Nam Triều Tiên đạt được niềm tin từ sự thành công kinh tế của họ. Ở thời điểm đỉnh cao của tốc độ phát triển của tốc độ phát triển của Nhật Bản, người Nhật Bản trung bình chưa bao giờ làm việc đến 50 giờ một tuần. Trong suốt thời phát triển nhanh chóng của Nam Triều Tiên, tuần làm việc đã lên tới mức 60 giờ một tuần, và vào cuối thập niên 1980 tuần làm việc vẫn tiếp diễn ở mức bình quân 55 giờ, nhiều hơn 10 giờ một tuần so với bất kỳ một nước công nghiệp hoặc đang công nghiệp hoá nào khác. Hàn Quốc đã bắt đầu xúc tiến công nghiệp hoá trong năm 1965 với trình độ công nghệ và đồng lương khá thấp hơn nhiều so với Nhật Bản năm 1955 và thế là đã đạt được sức cạnh traanh kỹ nghệ bằng các nỗ lực cá nhân rất lớn. Trong các đề án xây dựng ở Trung Đông, các công nhân Triều Tiên là vô địch về mức sẵn sàng làm việc nhiều giờ dưới một khí hậu nóng như thiêu đốt. Trong những năm gần đây, nhiều người Nhật tiếc cho sự suy tàn về đạo đức lao động của người Mỹ, nhưng những lời bình của họ về Triều Tiên thì lại giống y như các than phiền của người Mỹ về người Nhật " Người Triều Tiên, một số người Nhật nói, làm việc dai đến độ không ngờ nổi, như là người máy vậy. Họ có một " tinh thần khao khát " và không ngớt cuỗm mất những bí mật công nghiệp của ta ".
     
Đang tải...