Luận Văn Sự lựa chọn tỉ giá hối đoái của các nước và bài học cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    67 trang

    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 4

    Phần I : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – CÁC NÉT CƠ BẢN .5

    1. Định nghĩa –Cơ chế hình thành- Phân loại tỷ giá hối đoái .5

    1.1 Định nghĩa: .5

    1.2 Cơ chế hình thành: .5

    1.3 Phân loại tỉ giá hối đoái : .7

    2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá: 8

    2.1 Lãi suất: .8

    2.2 Ngang giá sức mua: .9

    2.3 Cán cân thanh toán quốc tế: 9

    2.4 Lạm phát : 9

    2.5 Các chính sách vĩ môvà sự can thiệp của Chính Phủ: .10

    2.6 Yếu tố tâm lí, chính trị: 11

    2.7 Dự đoán và đầu cơ tiền tệ: .11

    2.8 Có sản phẩm mới: .12

    2.9 Hoạt động của thị trường ngầm hoạt động rửa tiền và tiền giả .12

    3. Các hệ thống tỉ giá : 12

    3.1.Tỷ giá hối đoái cố định: 12

    3.2.Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: .14

    3.3.Chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt(chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước) 16

    PHẦN II: SỰ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA CÁC QUỐC GIA 18

    1.Hệ thống các chế độ tỷ giá hối đoái hiện hành trên thế giới 18

    1.1.Tình hình chung về chế độ tỉ giá hối đoái .18

    1.2.Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái của các nước trên thế giới trong thời kỳ

    1973 - 2002 23

    1.3. Chế độ tỷ giá và khủng hoảng tiền tệ 29

    2. Chính sách tỷ giá hối đoái và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong những năm vừa qua .31

    2.1. Chính sách đối với tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ .31

    2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái và kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc .41

    PHẦN III: SỰ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA .47

    1.Các chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam .47

    1.1 Thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trước năm 1990 51

    1.2. Thực trạng và chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kì

    (1990-1997) .51

    1.3 Thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái Việt Nam trong thời kì khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á (1997- 1998) .54

    1.4 thực trạng về tỉ giá hối đoái và chính sách tỉ giá hối đoái thời kì sau khủng hoảng tài chính tiền tệ (1999- nay) .57

    2.Chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .61

    3. Bài học kinh nghiệm trong lựa chọn chính sách sách tỉ giá hối đoái và giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá hối đoái ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .63

    3.1 Bài học kinh nghiệm .63

    3.2. Giải pháp thực hiện thành công chính sách tỉ giá ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .64

    PHẦN KẾT LUẬN .65





















    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tham gia ngày một nhiều hơn vào thương mại toàn cầu. Trong khi đó tỉ giá hối đoái là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế của một quốc gia. Do vậy việc lựa chọn một chính sách tỉ giá hối đoái hợp lí là hết sức cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay.

    Trên thế giới hiện nay có rất nhiều chế độ tỉ giá hối đoái khác nhau. Mỗi chế độ tỉ giá hối đoái đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với một điều kiện cụ thể. Do đó mỗi nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn cho mình một chế độ tỉ giá hối đoái phù hợp với điều kiện cụ thể của mình cũng như phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên để tìm ra một chính sách tỉ giá tốt nhất đối với sự phát triển thì chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái của các nước khác nhau trên thế giới từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình.

    Thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển còn sơ khai và tồn tại nhiều yếu kém, do đó một chính sách tỉ giá hối đoái hợp lí là một điều kiện quan trọng giúp thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển chống lại những biến động bất động bất thường và hết sức phức tạp của thị trường tài chính quốc tế. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường tài chính quốc tế cũng như các hoạt động thương mại toàn cầu. khi mà mỗi sự biến động dù nhỏ của thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng về tính đúng đắn của chính sách tỉ giá hối đoái đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng như các mối quan hệ về thương mại, đầu tư, hay xuất nhập khẩu, chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Sự lựa chọn tỉ giá hối đoái của các nước và bài học cho Việt Nam”.

    Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Thị Lan Hương đã tình giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.



    Phần I : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – CÁC NÉT CƠ BẢN


    1. Định nghĩa –Cơ chế hình thành- Phân loại tỷ giá hối đoái

    1.1 Định nghĩa:

    Tỉ giá hối đoái là số đơn vị của một loại tiền tệ quốc gia cần để có được một đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.

    Ví dụ:16060VND mua được 1 USD thì ta gọi tỉ giá hối đoái giữa đô la Mĩ và đồng Việt Nam là 1 USD =16060VND.

    Vậy tỉ giá hối đoái là giá cả của tiền tệ nước này tính bằng đơn vị tiền tệ nước khác.

    1.2 Cơ chế hình thành:

    1 2.1 Chế độ bản vị vàng:

    Từ 1880 đến 1914 vàng là nền tảng cơ sở của tiền tệ. Một quốc gia cho rằng một đơn vị tiền tệ của mình bằng hàm lượng vàng chứa bên trong một đơn vị ấy.

    Vì thế các nước xuất khẩu vàng tự do để lấy tiền giấy và đổi tiền giấy tự do để lấy vàng .

    Ví dụ:

    Trước 1914 hàm lượng vàng của 1 USD =1.504g vàng.

    hàm lượng vàng của 1GBP=7.32g vàng.

    Tóm lại tỉ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.

    Khi chiến tranh 1 bùng nổ chế độ bản vị vàng có 2 biến tướng là:

     Chế độ bản vị vàng thoi:đơn vị tiền tệ vẫn có nội dung vàng -vàng vẫn là vật ngang giá chung và là thước đo giá trị nhưng trong lưu thông không còn vàng nữa giấy bạc ngân hàng không còn được tự do đổI lấy tiền vàng mà chỉ đổi lấy những thỏi vàng với mức hạn chế.

     Chế độ bản vị vàng hối đoái:vàng vẫn được giữ làm bản vị thước đo giá trị nhưng giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp đổi ra vàng mà chỉ được đổI ra một ngoại tệ mạnh dược chọn làm cơ sở như USD, GBP.

    Các chế độ này không ổn định như chế độ bản vị vàng như trước chiến tranh I tỉ giá cũng mất dần tính ổn định như trước đây.

    Khủng hoảng 1929-1933 làm cho chế độ bản vị vàng dưới mọi hình thức hoàn toàn sụp đổ.

    1.2.2 Chế độ tiền tệ BRETTON WOODS:

    Sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ các nước tư bản chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng nhưng không trọn vẹn đó là hai hình thức chế độ bản vị vàng thông qua bảng anh và chế độ bản vị vàng thông qua USD .

    Để tránh lập lại tình trạng kinh tế yếu kém trước chiến tranh chính phủ các nước đồng minh vào cuối thế chiến hai gặp nhau tại một cuộc nghị của liên hợp quốc về tiền tệ và tài chính .Hội nghị đựơc tổ chức tại BRETTON WOODS ở New Hamphshire, Mỹ tháng 7-1944.hội nghị đã thiết lập 2 tổ chức là: Quĩ tiền tệ quốc tế (international moneytary fund-IMF) và Ngân hàng quốc tế vì mục tiêu tái thiết và phát triển (the international bank for reconstruction and development-thường gọi là World bank- ngân hàng thế giới).Chế độ này quy định 1ounce vàng=35 USD Chế độ này đã biến USD thành đồng tiền tiêu chuẩn quốc tế.

    Chế độ này tồn tại đến 1960, lúc này lạm phát USD xảy ra do các nước dự trữ USD đổi đôla liên tục để lấy vàng nên dự trữ vàng của mĩ xuống mức thấp nhất.khi đó 1 USD = 0.73662g vàng đến ngày 13/2/1973 Mĩ tuyên bố chế độ BRETTON WOODS sụp đổ .

    1.2.3 Chế độ tiền tệ sau BRETTON WOODS:

    Sau khi Mĩ tuyên bố chế độ BRETTON WOODS sụp đổ hầu hết các nước tư bản đều thả nổi đồng tiền của mình. Các nước sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng trong lưu thông, giá trị tiền tệ thay đổi theo sức mua của nó trên thị trường. Xác định tỉ giá không dựa trên sức mua hai đồng tiền. Tỉ giá này biến động liên tục trong ngày nên gọi là chế độ tỉ giá thả nổi.Tuy nhiên để tránh sự biến động lên xuống quá mức của tỉ giá gây ảnh hưởng không tốt đến mọi hoạt động trong nền kinh tế cần thiết phải có nhà nước quản lí.Vì thế người ta gọi chế độ tỉ giá có sự quản lí của nhà nước là chế độ thả nổi có quản lí.


    1.3 Phân loại tỉ giá hối đoái :

    ã Tỉ giá mua vào và tỉ giá bán ra: tỉ giá mua vào là tỉ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. Còn tỉ giá bán ra là tỉ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá, tỉ giá mua vào là tỉ giá đứng trước và luôn thấp hơn tỉ giá bán ra.

    Ví dụ: ngân hàng ngoại thương yết giá: S(VND/ USD)=(14020-14025).

    Trong đó tỉ giá đứng trước 14020 là tỉ giá mua USD vào (tức bán VND), tỉ giá đứng sau 14025 là tỉ giá bán USD ra

    ã Tỉ giá giao ngay: là tỉ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc tiến hành thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.

    ã Tỉ giá giao nhận có kì hạn: là tỉ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh toán xảy ra sau đó ba ngày làm việc trở lên.

    ã Tỉ giá tiền mặt: áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.

    ã Tỉ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng .thông thường, tỉ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỉ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỉ giá chuyển khoản.

    ã Tỉ giá mở cửa: là tỉ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng trong ngày được giao dịch.thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỉ giá của tất cả hợp đồng đã được kí kết trong ngày ,mà chỉ công bố tỉ giá đóng cửa .

    ã Tỉ giá đóng cửa: là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỉ giá trong ngày .

    ã Tỉ giá chính thức: tỉ giá chính thức là tỉ giá do ngân hàng trung ương công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng tiền nội tệ.

    ã Tỉ giá chợ đen: là tỉ giá được hình bên ngoài hệ thốnh ngân hàng do thị trường quyết định.

    ã Tỉ giá danh nghĩa: tỉ giá trao đổi giữa các đồng tiền.

    ã Tỉ giá thực: tương quan sức mua của đồng tiền .

    ã Tỉ giá trung bình: là tỉ giá của một rổ đồng tiền.

    ã Tỉ giá chéo: tỉ giá giữa 2 đồng tiền dược suy ra từ đồng tiền thứ 3.

    ã Tỉ giá cố định: do ngân hàng trung ương công bố cố định không đổi.

    ã Tỉ giá thả nổi tự do: hình thành theo quan hệ cung cầu thị trường ngoại hối.

    ã Tỉ giá thả nổi có quản lí: chính phủ mua bán các đồng tiền để thay đổi cung cầu ngoại hối.

    ã Tỉ giá mua: tỉ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.

    ã Tỉ giá bán: tỉ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.

    ã Tỉ giá séc: tỉ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.

    ã Tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay: tỉ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ.

    ã Tỉ giá hối phiếu có kì hạn: tỉ giá mua bán các loại hối phiếu có kì hạn bằng ngoại tệ.

    ã Tỉ giá điện hối: tỉ giá chuyển ngoại hối bằng điện, đây là tỉ giá cơ sở để xác định các loại tỉ giá khác.

    ã Tỉ giá thư hối: tỉ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...