Luận Văn Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của nhóm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- Lý do lựa chọn đề tài: Đội ngũ Sĩ quan QĐNDVN là một bộ phận
    quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong
    lĩnh vực quân sự, quốc phòng; là lực lượng nòng cốt của tổ chức quân đội.
    Chất lượng đội ngũ SQQĐ có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định
    đến bản chất, truyền thống, mục tiêu, sức mạnh chiến đấu, kết quả hoàn
    thành nhiệm vụ của quân đội.
    Trước đổi mới, đội ngũ cán bộ quân đội chủ yếu là do cấp uỷ Đảng các
    cấp lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu, không có
    điều kiện để tự lựa chọn (chế độ cử tuyển). Từ năm 1986 đến nay, nguồn
    đào tạo sĩ quan được thực hiện theo chế độ thi tuyển và được đào tạo cơ bản
    để trở thành sĩ quan có trình độ học vấn cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học,
    đồng thời thực hiện chính sách tiền lương cho phù hợp. Lúc này, trong xã
    hội một bộ phận thanh niên ưu tú đã xuất hiện việc tự lựa chọn để thi vào
    các trường SQQĐ, phấn đấu, rèn luyện để trở thành sĩ quan. Điều đó đặt ra
    cần phải nghiên cứu sự lựa chọn NNQS của nhóm Sĩ quan QĐNDVN giai
    đoạn hiện nay.
    Thế kỷ XXI, thế giới, khu vực và trong nước sẽ tiếp tục có những biến
    đổi sâu sắc, nhanh chóng, khó lường ảnh hưởng đến mỗi quốc gia dân tộc,
    đến đời sống xã hội và nhiệm vụ BVTQ Việt Nam XHCN, đến xây dựng
    đội ngũ Sĩ quan QĐNDVN, trong đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn NNQS của
    nhóm SQQĐ.
    Do đó, tác giả lựa chọn đề tài về Sự lựa chọn NNQS của nhóm SQQĐ
    trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu, phân tích một cách khoa học nhằm
    đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
    2. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
    sự lựa chọn NNQS của nhóm Sĩ quan QĐNDVN giai đoạn hiện nay; đề
    xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần định hướng NNQS, nâng cao chất
    lượng đội ngũ SQQĐ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVTQ trong giai đoạn
    cách mạng mới.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về NNQS;
    điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng sự lựa chọn NNQS; phân tích nhân tố
    ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn NNQS của nhóm SQQĐ hiện nay; dự báo
    xu hướng vận động và khuyến nghị một số nhóm giải pháp cho sự lựa chọn
    NNQS của nhóm SQQĐ thời kỳ cách mạng mới.
    4. ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Luận án góp phần bổ sung lý thuyết
    xã hội học về NNQS, về giá trị và định hướng giá trị NNQS; vận dụng
    2
    làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của
    ĐCSVN về NNQS, về xây dựng đội ngũ SQQĐ và hi vọng góp phần cho
    sự phát triển chuyên ngành xã hội học quân sự Việt Nam.
    Cung cấp cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu những chủ trương, chính
    sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ SQQĐ, về định hướng
    NNQS thời kỳ mới; nghiên cứu bổ sung vào các văn bản có tính pháp lý
    về NNQS Việt Nam trong hệ thống các văn bản của Nhà nước; đề ra
    những giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo SQQĐ trong
    thời kỳ mới; cung cấp thêm cơ sở thực tiễn để định hướng hoạt động
    NNQS cho các nhóm quân nhân, học viên đào tạo sĩ quan, thanh niên
    học sinh, sinh viên; làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy, cán
    bộ quản lý trong các nhà trường quân đội.
    5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Sự lựa chọn NNQS của đội ngũ Sĩ
    quan QĐNDVN hiện nay. Chỉ nghiên cứu nhóm sĩ quan cấp tá, cấp uý; sĩ
    quan chỉ huy tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật; sĩ quan cấp chiến
    dịch, chiến thuật, ở một số đơn vị thuộc một số quân khu, quân đoàn, quân
    chủng và nhà trường quân đội.
    6. Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng lý luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin về phân công lao động, về giá trị và định hướng giá trị; tư
    tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về chiến tranh và
    quân đội, về phát triển kinh tế xã hội; một số quan điểm, lý thuyết xã hội
    học; sử dụng phương pháp phân tích thống kê số liệu định lượng và phân
    tích văn bản với thông tin định tính. Phân tích thông tin định lượng qua
    điều tra bảng hỏi với 844 phiếu của nhóm sĩ quan năm 2005; phân tích
    thông tin định tính với 10 phỏng vấn sâu và 3 thảo luận nhóm sĩ quan cấp
    uý, cấp tá từ năm 2005 đến 2008; phân tích nguồn tư liệu có sẵn.
    7- Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay, nhóm SQQĐ cho rằng HĐQS của
    họ như là một nghề nghiệp, một nghề nghiệp đặc biệt trong xã hội. Sự lựa
    chọn NNQS của nhóm SQQĐ là sự lựa chọn giá trị xã hội và lựa chọn giá
    trị vật chất (lợi ích kinh tế và đời sống), trong đó giá trị chính trị xã hội
    luôn được đề cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...