Chuyên Đề Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin

    1. Giới thiệu các con đường phát triển theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế:

    Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.

     Con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh:
    Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trướcđây thường lựa chọn con đường này. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy, theo sự lựa chọn này, những hệ quả xấu đã xảy ra: Một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. Mặt khác việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin, Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi theo sự lựa chọn này

     Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng công bằng xã hội:
    Mô hình này lại đưa ra yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện theo phương thức dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mô hình khá nổi bật của các nước đi theo mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Theo mô hình này các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ đạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng.

     Mô hình phát triển toàn diện:

    Theo mô hình này, chính phủ các nước, một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giầu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; Mặt khác, cũng đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này.

    2. Braxin lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô hình “tăng trưởng nhanh”:
     Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú,có các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng, .với trữ lượng lớn lại có đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Braxin đều có khả năng phát triển.
    Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đại biểu cho giai cấp tư sản mại bản và giai cấp địa chủ Braxin hết sức lo sợ và điên cuồng chống lại. Âm mưu của chúng là thiết lập một chính quyền phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ, buộc Braxin vào các kế hoach gây chiến xâm lược của Mỹ ở Tây Bán Cầu. Các tập đoàn quân sự độc tài thay nhau cầm quyền: Bran-cô(1964-1966), Xin-va(1966-1969), Mê-đi-xi(1969-1974) và Giây-xen(từ tháng 3 năm 1974), để theo đuôi một đuờng lối đối nội và đối ngoại cực kì phản động nhằm phục vụ quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và các tập đoàn tư bản Braxin.
    Giới cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả nước với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
    Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua.

    II – Quá trình phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng nhanh
    1. Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1980:
     Sự tăng trưởng nhanh về kinh tế:
    Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ la tinh: do đất đai,khí hậu hết sức thuận lợi,nên nông nghiệp của Braxin phát triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm (năm 1972).ngành chăn nuôi của Braxin cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng cỏ, thung lũng. Braxin có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20 % tổng sản phẩm quốc dân, điều đó đã nói lên rằng, mặc dù Braxin có nền kinh tế công nghiệp khá phát triển, song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
    Braxin có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –gan, bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Braxin còn có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy, nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước ngoài. Nền ngoại thương cảu Braxin tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan ngoài ra Braxin còn trao đổi kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác.
    Braxin xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la, hàng nhập khẩu chủ yếu của Braxin là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô trị giá hàng nhập khẩu hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la.
    Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Braxin đã có những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ 1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973 tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%.
    Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Braxin trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của Braxin”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Braxin”, về “hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới”
     Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số phát triển kinh tế trên đây thì thấy có sự gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp của Braxin. Nhưng thực chất của sự thần kì đó không như các giới cầm quyền Braxin khẳng định; trong thực tế nó đã gắn liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Braxin.
    Trước hết sự gia tăng kinh tế trong những năm 70 của Braxin không có gì là “ thần kì” là “hiện tượng kì lạ” không giải thích nổi, nếu so sánh nó với nhiều nước Á, Phi và Mỹ la tinh khác về tốc độ phát triển hoặc trình độ sản xuất công nghiệp. Nó càng không phải là hiện tượng “ nhảy vọt đột biến” mà chỉ là nằm trong quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu ở Braxin từ những năm 30, hay nói đúng hơn từ nửa sau những năm 40 và đầu những năm 50 với sự lớn mạnh của tầng lớp đại tư sản Braxin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...