Luận Văn Sự liên quan giữa mức độ phong hoá với các yếu tố địa mạo, địa chất và hiện tượng trượt lở ở khu vực

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Vỏ phong hoá trên đá bazan tuổi Pliocen-Pleistocen sớm (N2-Q1) chiếm phần lớn diện tích tỉnh Đắc Nông và có bề dày thay đổi lớn. Bề dày và mức độ phong hoá phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu, địa chất, địa mao của khu vực. Dựa vào các phương pháp khảo sát và các kết quả phân tích thí nghiệm nhận thấy hiện tượng trượt lở đất xảy ra trong vỏ phong hoá khi gặp điều kiện thuận lợi.
    1. GIỚI THIỆU
    Ở nước ta, hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra ở các khu vực có địa hình đồi núi như Tây Bắc và Tây Nguyên. Trượt lở đất xảy ra gây hậu quả rất nặng nề về con người và tài sản. Thị trấn Kiến Đức trong tương lai sẽ là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của tỉnh Đắc Nông vì vậy công việc nghiên cứu trượt lở đất là rất cần thiết để giảm thiểu mức độ thiệt hại do chúng gây ra.
    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để nghiên cứu mức độ phong hoá trong khu vực ngoài các phương pháp nghiên cứu địa mạo, địa chất truyền thống, chúng tôi đã tiến hành khoan 3 lỗ khoan địa chất công trình với 136m khoan và thí nghiệm 23 mẫu nguyên dạng; thí nghiệm 18 mẫu Silicat; 16 mẫu trao đổi Cation; 22 mẫu nhiệt; đo 2 tuyến ảnh điện.
    Để dự báo trượt lở chúng tôi sử dụng phần mềm Geo-slope
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    3.1.Vị trí -địa hình
    Khu vực Buôn Tung, diện tích khoảng 2 km2, nằm cách thị trấn Kiến Đức khoảng 2.5km về hướng tây-tây bắc. Toàn bộ địa hình trong khu vực nghiên cứu là cao nguyên bazan bóc mòn. Bề mặt đia hình nhấp nhô lượn sóng, bị chia cắt mạnh; chia cắt sâu lớn từ 70-140m. (hình 1)
    3.2.Khí hậu
    Theo các số liệu đo đạc từ năm 1978 đến năm 2004 về khí hậu tại trạm Đắk Nông [2], khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Các giá trị trung bình năm: nhiệt độ: 22,4°C, độ ẩm: 85%; lượng mưa: 2557,0 mm; lượng bốc hơi: 926,9 mm, bằng 36,3% lượng mưa trung bình năm.
    Lượng mưa cực đại thường tập trung trong các tháng 7, 8, 9. Trong các tháng có lượng mưa cực đại, mưa thường kéo dài liên tục theo các ngày trong tháng, cường độ mưa đạt đến 36,1 đến 79,7 mm/ giờ. Đợt mưa liên tục lớn nhất có thể đạt đến 4,5 - 25,8 giờ với lượng mưa tương ứng
    Trang 53
    Science & Technology Development, Vol 10, No.02 - 2007
    Trang 54
    54,7 - 159,1 mm. Với các điều kiện như vậy, nước mưa có điều kiện thấm sâu và nhiều hơn xuống các tầng đất đá, có thể làm phát sinh nứt, trượt lở đất ở những nơi có tầng hoặc khối đất yếu.
    3.3.Địa chất
    Khu vực Đắc Nông có tất cả ba pha phun trào kế tiếp nhau và gồm 7 đợt [3] tuổi Pliocen – Pleistocen hạ (N2-Q1). Trong khu vực nghiên cứu quan sát thấy có hai nhịp bazan, dày 63.5m (lỗ khoan KGN1). Các dòng bazan phát triển chồng bối lên nhau, xen kẹp giữa chúng là các trầm tích tướng sông hồ, đầm lầy với thành phần chủ yếu là sét, sét bột màu xám đen, xanh đen, nâu đỏ, bề dày lớp trầm tích khoảng 6m. Trong cấu trúc nội tại của từng dòng bazan cũng có sự đan xen của các đá bazan cấu tạo đặc sít và bazan lỗ rỗng. Ngoài ra trong mặt cắt của lớp phủ bazan còn phổ biến các cấu trúc tướng họng núi lửa trẻ (lỗ khoan KGN3) xuyên cắt các dòng bazan cổ hơn. Do hoạt động nhiều kỳ, cùng với việc xuất hiện cấu trúc núi lửa phân tầng còn phát triển các cấu trúc núi lửa phá hủy. Những cấu trúc này đã làm cho bức tranh cấu trúc núi lửa trở nên phức tạp, đặc biệt chúng là tiền đề cho các quá trình phong hoá, phát triển địa hình trong các giai đoạn sau, trong đó có quá trình trượt lở đất.
    Kết quả đo đạc và xử lý thống kê khe nứt kiến tạo tại khu vực nghiên cứu ghi nhận được 3 hệ thống khe nứt chính. (bảng 1)
    + Hệ thống khe nứt 320∠73°
    + Hệ thống khe nứt 280∠75°
    + Hệ thống khe nứt 180∠76°
    Qua phân tích ảnh vệ tinh và ảnh máy bay nhận thấy khu vực Buôn Tung là một cấu trúc núi lửa. Cấu trúc núi lửa được hiểu là các vòm phun trào, các trũng núi lửa, miệng núi lửa, phân tầng đơn giản hoặc phức tạp cùng các đứt gãy, khe nứt dạng vòng hoặc toả tia liên quan với chúng. Vòm bị chia cắt phá hủy mạnh đến rất mạnh ở phần đỉnh theo các thung lũng xâm thực- kiến tạo phương đông bắc- tây nam là chủ yếu. Dãy vòm Buôn Tung bị dập vỡ rất mạnh, mật độ photolineament - cấu trúc vòng 8 - 13 km/km2, mật độ lớn nhất tập trung ở đỉnh vòm. Trên cơ sở đó, phong hoá, xâm thực có điều kiện phát triển mạnh. Ngoài cấu trúc núi lửa, vùng nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của 4 hệ thống đứt gãy phương kinh tuyến, vĩ tuyến, đông bắc-tây nam, tây bắc-đông nam. Các hệ thống đứt gãy này đều hoạt động trong kỉ Đệ tứ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...