Tiến Sĩ Sự liên kết của nông dân vùng Tây - Nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN VÀ TRI ÂN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    (1). Sự cần thiết nghiên cứu 1
    (2). Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    (3). Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    (4). Câu hỏi nghiên cứu 4
    (5). Các giả thuyết nghiên cứu 5
    (6). Đóng góp của luận án 5
    (7). Cấu trúc của luận án 6
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 7
    1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 7
    1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 12
    1.2 Các lý thuyết sử dụng trong luận án 17
    1.2.1 Thuyết hành động xã hội 18
    1.2.2 Thuyết lựa chọn hợp lý 20
    1.2.3 Thuyết lựa chọn hợp lý có giới hạn 22
    1.3 Xây dựng khung phân tích 23
    1.4 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án 25
    1.4.1 Nông dân và đặc điểm kinh tế nông hộ 25
    1.4.2 Sự liên kết của nông dân 28
    1.4.3 Nhóm và tổ chức hợp tác 34
    1.5 Thiết kế nghiên cứu 40
    1.5.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 40
    1.5.2 Thiết kế thang đo 41
    1.5.3 Phương pháp thống kê kiểm định giả thuyết 44
    1.5.4 Đơn vị khảo sát và thiết kế mẫu nghiên cứu 45
    Tiểu kết chương 1 48

    CHƯƠNG 2 TÍNH ĐA DẠNG CỦA MÔ HÌNH LIÊN KẾT THẾ GIỚI VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HỢP TÁC TẠI VIỆT NAM 49
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển các mô hình liên kết trên thế giới 49
    2.1.1 Sự hình thành phong trào hợp tác xã thế giới và các mô hình liên kết 49
    2.1.2 Sự lan tỏa của phong trào hợp tác xã và những thay đổi khái niệm 56
    2.2 Quá trình hình thành và phát triển phong trào hợp tác xã tại Việt Nam 59
    2.2.1 Giai đoạn trước “Đổi mới” (1986) 60
    2.2.2 Giai đoạn từ “Đổi mới” (1986) đến khi có Luật hợp tác xã (1996) 61
    2.2.3 Giai đoạn từ khi có Luật hợp tác xã (1996) đến nay 62
    2.3 Quá trình phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Tây - Nam bộ 63
    Tiểu kết chương 2 64

    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG TÂY – NAM BỘ 65
    3.1 Lý do, cấp độ, nội dung và mức độ liên kết 65
    3.1.1 Lý do tham gia hoặc không tham gia liên kết của nông dân 65
    3.1.2 Các cấp độ liên kết của nông dân 73
    3.1.3 Nội dung liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp 79
    3.1.4 Mức độ tham gia liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp 83
    3.2 Lợi ích của liên kết và các yếu tố ảnh hưởng 89
    3.2.1 Lợi ích phi kinh tế từ liên kết 89
    3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của liên kết 92
    3.3 Nhận thức của nông dân về tính đặc thù của các tổ chức hợp tác và vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên 102
    3.3.1 Nhận thức của nông dân về tính đặc thù của tổ chức hợp tác, vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của thành viên 103
    3.3.2 Tương quan giữa mức độ nhận thức của nông dân với đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm kinh tế hộ và yếu tố vùng 108
    3.3.3 Những vấn đề nảy sinh từ nhận thức sai lệch của nông dân về tính đặc thù của tổ chức hợp tác, vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của thành viên 112
    3.4 Một số yếu tố thúc đẩy sự liên kết của nông dân trong sản xuất hàng hóa 115
    3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng 115
    3.4.2 Sự tác động của diện tích đất canh tác và số người lao động chính trong nông hộ đối với sự liên kết của nông dân 117
    Tiểu kết chương 3 118
    CHƯƠNG 4 DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 119
    4.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại vùng Tây - Nam bộ 119
    4.2 Dự báo xu hướng tất yếu của sự liên kết của nông dân dưới hình thức các tổ chức hợp tác trong bối cảnh toàn cầu hóa 120
    4.3 Định hướng một số giải pháp thúc đẩy sự liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa 127
    4.3.1 Hướng đến phát triển cấp độ liên kết cao nhất 127
    4.3.2 Nâng cao nhận thức và thực hành của nông dân về giá trị hợp tác và nguyên tắc của các tổ chức hợp tác 128
    4.3.3 Hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa 135
    KẾT LUẬN 138
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 142
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

    (1). Sự cần thiết nghiên cứu
    Triết lý về sức mạnh liên kết ẩn chứa trong câu chuyện “bó đũa” và nhiều câu ca dao, tục ngữ. Người ta có thể dễ dàng bẻ gãy từng chiếc đũa, nhưng khó có thể bẻ gãy cả bó đũa. Tính ưu việt của sự liên kết thể hiện theo phương thức cộng sinh. Từ thuở xa xưa, tổ tiên của loài người đã biết hợp sức, hợp trí để vây bắt thú rừng làm thức ăn, để tránh thú dữ, để bảo vệ lãnh địa, để khắc phục hậu quả của thiên tai Xã hội càng phát triển thì nhu cầu liên kết càng cấp thiết hơn, hình thức liên kết càng đa dạng hơn, nội dung liên kết càng phong phú hơn.
    Phong trào hợp tác trên thế giới góp phần cải thiện đời sống của gần một nửa dân số thế giới [138]. Ông Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ), khẳng định: “Phong trào hợp tác xã là một trào lưu có tính tổ chức lớn nhất trong xã hội dân sự, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng toàn diện nhu cầu, nguyện vọng của con người. Các giá trị của hợp tác xã như tinh thần tự lực, tương trợ, bình đẳng và đoàn kết chính là cội nguồn của phát triển bền vững” [140]. Nghị quyết kỳ họp 64 của Đại hội đồng LHQ lần thứ 64 ngày 11/02/2010 khẳng định “Công nhận rằng các hợp tác xã, bằng nhiều hình thức khác nhau, thúc đẩy sự tham gia toàn diện vào việc cải thiện điều kiện vật chất và đời sống tinh thần của tất cả người dân, là nhân tố chính của phát triển kinh tế xã hội và góp phần giảm thiểu đói nghèo” [142]. Để tôn vinh thành tựu của tổ chức hợp tác, nhất là hợp tác xã, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, LHQ chọn năm 2012 là năm Hợp tác xã Quốc tế với thông điệp: “Hợp tác xã xây dựng thế giới thịnh vượng hơn”.
    Nhận thấy tầm quan trọng của các tổ chức hợp tác, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (năm 2002) xác định “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng ( ) ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [3]. Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá X (năm 2008), một lần nữa khẳng định “Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trường nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn” [4]. Đặc biệt “giá trị” này càng trở nên vững chắc hơn khi Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định “có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả” (tiêu chí số 13) như là một tiêu chuẩn để xét đạt “danh hiệu” nông thôn mới [62]. Nhiều địa phương khuyến khích nông dân liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã như là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.
    Trong thực tế, các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được hình thành với nhiều tên gọi khác nhau. Tại một số nơi, mối liên kết này mang lại hiệu quả thiết thực cho những chủ thể tham gia liên kết. Nhưng nhìn chung các tổ chức hợp tác của nông dân chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Nếu xét về kết quả liên kết, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua liên kết quá thấp, cụ thể như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, rau quả 0,9% [6]. Nếu xét về số lượng tổ chức hợp tác, đến ngày 30/06/2010 tại Việt Nam có 18.244 hợp tác xã, với khoảng 7,8 triệu xã viên (chiếm khoảng 9% tổng dân số). Có 3.744 hợp tác xã (chiếm 21%) đăng ký thành lập, nhưng không hoạt động, “hữu danh, nhưng vô thực” và hẳn nhiên không phát huy được sức mạnh liên kết [31]. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã giảm sút liên tục trong 15 năm qua từ 11% năm 1995 xuống còn 5,45% (năm 2009) [5].
    Sự không tương xứng giữa một bên là yêu cầu và kỳ vọng của chủ trương, sự đầu tư của Nhà nước qua các chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức hợp tác, với một bên là vai trò hạn chế của mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Đây là lý do chính khiến tôi đã đăng ký nghiên cứu đề tài luận án với tên gọi “Sự liên kết của nông dân vùng Tây - Nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa”.
    (2). Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu là mô tả thực trạng mối liên kết của nông dân vùng Tây Nam bộ trong các tổ chức hợp tác, phân tích một vài yếu tố thúc đẩy và làm hạn chế mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển mối liên kết của nông dân trong các tổ chức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...