Tiểu Luận Sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng.

    Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảng cách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành công.

    Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành".

    Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc tính đúng đắn của luận điểm nói trên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng, đã nêu lên một bài học cơ bản: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

    Nghiên cứu kinh nghiệm về sự lãnh đạo và xây dựng đảng của Đảng ta là việc làm thiết thực, trọng yếu, bảo đảm cho cách mạng phát triển vững chắc, nhằm thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

    I- VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

    1. Đảng Cộng sản Việt Nam - người duy nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng từ nǎm 1930


    Ngày 3-2-1930, lịch sử Việt Nam diễn ra một sự kiện trọng đại: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

    Đảng ta ra đời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn ái Quốc và các đồng chí tiền bối của Đảng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam. Người đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để tổ chức ra Đảng ta. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

    Hơn 60 nǎm qua, lịch sử Việt Nam ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vai trò đó không ngừng được mở rộng và nâng cao, vượt qua mọi sự chống phá của kẻ thù và sự tranh chấp của những thế lực đối lập.

    Việc Đảng ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng là điều tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật của thời đại và điều kiện hiện thực của Việt Nam. Sự phù hợp với quy luật của thời đại được chứng minh bởi vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin. Còn điều kiện hiện thực của Việt Nam được nhận thức qua phân tích tính chất, đặc điểm xã hội Việt Nam; tình hình và thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội; từ đó thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội và đòi hỏi khách quan của lịch sử đối với giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng - đội tiên phong của giai cấp.

    2. Sự lãnh đạo của Đảng - nguồn gốc thành công của công cuộc giải phóng dân tộc

    Lịch sử Việt Nam ghi nhận: từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã liên tiếp diễn ra nhiều cuộc đấu tranh yêu nước, song tất cả đều thất bại.

    Khi Đảng ta ra đời, dân tộc ta vẫn đứng trước một nhiệm vụ lịch sử to lớn: tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại nền độc lập của đất nước.

    Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là thành quả đầu tiên của cuộc đấu tranh đó, đã lật đổ ách thống trị đế quốc, phátxít cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà dân chủ. Tiếp đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Bắc sau đó giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ. Công cuộc giải phóng dân tộc được hoàn thành triệt để từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975 được bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.

    Trước thực tế lịch sử hiển nhiên đó, mà vẫn có người cố tình phủ nhận hoặc hạ thấp ý nghĩa, vai trò của Đảng đối với những thắng lợi của dân tộc Việt Nam thì là điều phi lý. Và thực tế lịch sử đó cũng đã bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.

    - Cách mạng Tháng Tám thắng lợi do có những điều kiện khách quan thuận lợi, song nếu thiếu những điều kiện chủ quan, nhất là thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thì cách mạng không thể thành công. Đảng đã lãnh đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa một cách chu đáo, đồng thời nắm vững thời cơ lịch sử để phát động Tổng khởi nghĩa trong những ngày tháng tám. Đó là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945.

    - Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, trước hết do Đảng đề ra và nắm vững đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài. Đảng lại giải quyết đúng hàng loạt vấn đề trọng yếu: xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện từng bước vấn đề ruộng đất cho nông dân, chǎm lo phát triển sản xuất trong kháng chiến, xây dựng hậu phương, phục vụ kháng chiến, công tác vùng địch tạm chiếm, v.v

    - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đụng đầu lịch sử, một thử thách lớn đối với Đảng và dân tộc Việt Nam. Đảng đã khéo kết hợp sức mạnh của hai miền Nam - Bắc, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại. Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo do Đảng đề ra, không những đã tránh cho dân tộc bị mất nước, làm nô lệ, mà còn giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    3. Vai trò của Đảng trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

    Tiếp tục sự nghiệp và truyền thống của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ngay khi ra đời, sau khi giành được chính quyền, từng bước thực hiện chuyển biến giai đoạn cách mạng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo tiến trình cách mạng của dân tộc. Đây là thực tế lịch sử đã diễn ra ở miền Bắc từ tháng 7 nǎm 1954 và trên cả nước từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975- giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đã và sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi, vì:

    - Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng tự giác. Chỉ có Đảng, người nắm vững lý luận Mác - Lênin, mới nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật phát triển của xã hội, đề ra đường lối và phương pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn nước ta.

    - Trong thời kỳ quá độ, tất yếu còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, có những lợi ích và nhận thức khác nhau, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đã bảo đảm thực hiện đúng đắn các mối quan hệ kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động - mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    - Về tổ chức thực tiễn, do trong xã hội có nhiều tổ chức khác nhau, cần quy tụ sự hoạt động của mọi tổ chức xã hội nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đóng vai trò người tổ chức, phối hợp sự hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, đoàn thể và tổ chức xã hội.

    Trước đây, ở miền Bắc đã từng có những lực lượng thù địch và đối lập đòi Đảng chia quyền lãnh đạo. Ngày nay, lại có một số người chịu ảnh hưởng của thuyết đa nguyên chính trị, đòi lập chế độ đa đảng, đòi xét lại vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi Đảng trả lại quyền cho "nhân dân" . thực chất là tìm cách thủ tiêu, hoặc hạ thấp vai trò của Đảng. Song sự thật lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã chứng tỏ rằng:

    - Đảng ta nắm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng là một tất yếu lịch sử.

    - Có sự lãnh đạo của Đảng ta mới có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

    - Tình trạng có nhiều lực lượng đối lập trong xã hội không phải là biểu hiện của dân chủ chân chính; ngược lại, làm trở ngại, khó khǎn cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

    Khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng ta là bài học lớn của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc.

    II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG

    Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là tất yếu khách quan song không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà Đảng ta đã phải đấu tranh và phấn đấu gian khổ để tạo ra những điều kiện nhằm củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo, đồng thời thường xuyên phấn đấu nâng cao nǎng lực và hiệu quả lãnh đạo bảo đảm thắng lợi ngày càng nhiều, hạn chế được sai lầm, khuyết điểm.

    Thực tế trên chứng tỏ Đảng ta tuân thủ nghiêm ngặt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và nǎng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.

    Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được củng cố khi có tổ chức đảng vững mạnh. Vì thế, việc nâng cao nǎng lực lãnh đạo phải gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhằm làm cho Đảng luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp và dân tộc.

    A- KINH NGHIỆM VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ

    Là người lãnh đạo chính trị của giai cấp và dân tộc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn. Đường lối chính trị đúng là nhân tố trọng yếu nhất để xác lập, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, là điều tiên quyết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn thể hiện nǎng lực và hiệu quả của sự lãnh đạo, còn là nhân tố quyết định tính chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng.

    Những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta hơn 60 nǎm qua đã chứng minh đường lối chính trị của Đảng ta cǎn bản là đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta đã mắc một số sai lầm, khuyết điểm, lớn nhất là sai lầm trong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) và sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về một số chủ trương, chính sách lớn trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1975-1985). Từ thực tế lịch sử các mặt trên, có thể rút ra những kinh nghiệm:

    1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đúng đắn những nguyên lý phổ biến với đặc điểm dân tộc

    Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi rõ, Đảng lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc.

    Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời đến nay, thấy rõ: khi quyết định đường lối trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo khởi nghĩa cũng như chiến tranh cách mạng, Đảng ta đều quán triệt, vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quan điểm . của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Đảng luôn coi trọng giáo dục phương pháp tư duy lý luận khoa học, tránh mắc giáo điều hay xét lại, phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam thật sự là kết quả của sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin sát hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam.

    Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn ái Quốc vạch ra khi thành lập Đảng là một tiêu biểu cho sự vận dụng sáng tạo trên. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản; cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, tự lực, tự cường và đoàn kết hợp tác quốc tế . Trong đó, yếu tố dân tộc, tinh thần yêu nước, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được coi là chủ yếu nhất, phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc ta, một dân tộc có tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.

    Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phải tránh khuynh hướng thổi phồng đǎc điểm dân tộc, coi nhẹ quy luật phổ biến, hoặc ngược lại. Cả hai đều dẫn đến sai lầm xét lại hoặc giáo điều, hữu hoặc "tả" khuynh.

    2. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo

    Muốn vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phải có tinh thần độc lập, tự chủ, với phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo.

    Nét nổi bật và cũng là cơ sở của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng ta và đồng chí Nguyễn ái Quốc đánh giá đúng sức mạnh của yếu tố dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc; nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, lập mặt trận đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...