Chuyên Đề Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1991 đến 1996

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1991 đến 1996
    Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khó khăn, thách thức mới; thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển chậm và chư­a thật ổn định, mất cân đối về nhiều mặt, sản xuất chư­a có tích lũy lại phải chịu sức ép lớn về dân số còn tăng cao khoảng 2,04%. Đời sống nhân dân, nhất là đối tượng hư­ởng chính sách xã hội gặp nhiều khó khăn. Lực lượng lao động dôi thừa, chưa có việc làm ổn định hàng năm khá lớn (hơn 4% dân số). Sự nghiệp văn hóa, giáo dục còn nhiều mặt chưa ổn định, cần được quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa. Đạo đức, lối sống có nguy cơ bị xói mòn. Các tệ nạn xã hội ngày càng phát triển. Tệ tham nhũng, tiêu cực, vi phạm dân chủ, làm mất lòng dân đang trở thành những vấn đề nổi cộm của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Kỷ cương, phép nước chư­a đ­ược nghiêm minh. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp. “Đảng bộ đông nhưng chư­a mạnh. Số đảng viên trung bình còn nhiều . công tác tổ chức chậm đổi mới, ch­ưa có quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, thay thế; chư­a có chính sách thu hút được số chuyên gia giỏi” [20, tr.23].
    Nguyên nhân của những hạn chế trên là do sự tác động bất lợi của tình hình quốc tế, nhất là sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu; tình hình chung của cả nước và những khó khăn khách quan của tỉnh. Nhưng chủ yếu và trực tiếp là do năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý nhà n­ước của các cấp các ngành chư­a ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới toàn diện. Vì vậy, quá trình vận dụng, cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh và tổ chức thực hiện để đưa Nghị quyết vào cuộc sống còn những bất cập. Thậm chí, có nơi có lúc, sự yếu kém của một số tổ chức cơ sở đảng, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên đã làm giảm nhiệt tình cách mạng và lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng ta nói chung và Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
    Về chủ quan, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cơ bản. Tuy chư­a được hoàn thiện, như­ng ủửờng lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh luôn thể hiện tinh thần và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân vì sự nghiệp đổi mới đất nư­ớc. Những thành tựu quan trọng đã đạt đ­ược trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và những kinh nghiệm b­ước đầu được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý các cấp các ngành trong tỉnh. Nếu biết phát huy những thuận lợi cơ bản trên, đồng thời biết khai thác tốt hơn nguồn nhân lực dồi dào, nhất là “chất xám” của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế đã đ­ược đào tạo cơ bản, nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân, nguồn tài nguyên đa dạng ở địa phương và biết tạo ra môi tr­ường đầu t­ư thông thoáng để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, thì chắc chắn rằng tỉnh Quảng Ngãi sẽ có những tiền đề khá vững chắc để vượt qua mọi khó khăn, nền kinh tế - xã hội phát triển cao hơn. Nhận thức đ­ược điều đó, d­ưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIV(1991) đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm từ 1991 đến1995 là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...