Thạc Sĩ Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Sự khác biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc, Quảng Ninh

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    LỜI CAM ĐOAN 2
    MỤC LỤC 3
    DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 6
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
    PHẦN MỞ ĐẦU 8
    1. Lý do chọn đề tài 8
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 10
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 10
    4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 11
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 11
    6. Phạm vi nghiên cứu 12
    7. Phương pháp nghiên cứu 12
    8. Cấu trúc của luận văn 13
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ
    CHẤT LƯỢNG HOẠT GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
    14
    1.1. Tổng quan 14
    1.2. Cơ sở lý luận 18
    1.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá chất lượng hoạt
    động giảng dạy
    18
    1.2.1.1. Đánh giá 18
    1.2.1.2. Giảng dạy 19
    1.2.1.3. Chất lượng 21
    1.2.1.4. Chất lượng trong giáo dục đại học 22
    1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy 30
    1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy 30
    4
    1.2.4. Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng
    hoạt động giảng dạy
    36
    1.2.5. Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy 42
    1.3. Kết luận Chương 1 44
    CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
    CỦA GV VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GV VÀ SV TRONG ĐÁNH GIÁ
    CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV TẠI
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH
    45
    2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Quảng Ninh 45
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 45
    2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển 48
    2.1.3. Công tác đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV 49
    2.2. Chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên 52
    2.2.1. Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của GV 52
    2.2.2. Chất lượng hoạt động giảng dạy của GV theo đánh giá của SV 55
    2.2.3. Chất lượng hoạt động giảng dạy của GV theo đánh giá của GV 66
    2.3. Sự khác biệt giữa GV và SV trong đánh giá chất lượng giảng dạy của GV 74
    2.3.1. Phân tích thống kê mô tả theo các nhận định trên phiếu đánh giá 75
    2.3.2. Phân tích tương quan giữa các tiêu chí trên phiếu đánh giá 77
    2.3.3. Phân tích sự khác biệt về mức độ đánh giá các tiêu chí giữa GV và SV 79
    2.4. Kết luận Chương 2 80
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC – QUẢNG NINH
    82
    3.1. Giải pháp từ phía Nhà trường 82
    3.1.1. Đẩy mạnh công tác tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của Nhà
    trường và của từng chuyên ngành đào tạo
    82
    5
    3.1.2. Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng các hoạt động giảng
    dạy trong Nhà trường
    83
    3.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng
    viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
    84
    3.2. Giải pháp cho giảng viên 87
    3.2.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy 87
    3.2.2. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên 88
    3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 88
    3.3. Giải pháp cho sinh viên 89
    3.3.1. Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa
    học của SV
    89
    3.3.2. Tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình 89
    3.4. Kết luận Chương 3 90
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC 97

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, giáo dục đại học (GDĐH) của nước ta đã đạt được
    những thành tựu to lớn, từng bước hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và
    trên thế giới. Sự chuyển biến tích cực trong GDĐH đã và đang đáp ứng nhu cầu học
    tập, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội. Quy mô đào tạo ngày càng tăng.
    Việc đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, loại hình, phương thức đào tạo và chủ thể sở
    hữu cơ sở giáo dục và đào tạo ngày càng được quan tâm chú ý. Các hoạt động liên kết
    đào tạo giữa các cơ sở GDĐH ở trong nước và nước ngoài đang được mở rộng. Nhiều
    cơ sở GDĐH ở trong nước đã bắt đầu áp dụng các mô hình, các chuẩn mực đào tạo
    của nước ngoài. Chính những chuyển biến này là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo
    dục và đào tạo trong các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, yêu cầu về nguồn nhân lực ở trong
    nước cũng như trên thế giới ngày một cao, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục và
    đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước ngày càng trở nên
    khốc liệt sẽ là những thách thức lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều trường
    đại học và cao đẳng ở nước ta. Để đáp ứng một phần yêu cầu nâng cao chất lượng đội
    ngũ giảng viên (GV), việc đánh giá, làm rõ chất lượng hoạt động giảng dạy (HĐGD)
    trên cơ sở đó tìm các giải pháp để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng
    HĐGD trong các trường đại học, cao đẳng là một yêu cầu hết sức cấp thiết.
    Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc - Quảng Ninh, tiền thân là Trường
    Trung học Lâm nghiệp I Trung ương được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nâng
    cấp thành trường cao đẳng tháng 11 năm 2007. Nhà trường đã có truyền thống trên
    45 năm đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp và kinh tế
    với uy tín cao về chất lượng đào tạo, song đào tạo bậc cao đẳng của Nhà trường còn
    hết sức mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có chất lượng của đội ngũ GV.
    Tuy nhiên, chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường quan tâm hàng đầu đặc biệt
    trong giai đoạn hiện nay khi ngành giáo dục và đào tạo chủ trương xây dựng hệ
    thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm không ngừng duy trì và
    9
    nâng cao chất lượng và các chuẩn mực trong giáo dục và đào tạo. Các hoạt động
    đảm bảo chất lượng đào tạo và tự đánh giá của Nhà trường đang được quan tâm
    đúng mức. Mặc dù vậy, một số vấn đề như quan niệm về chất lượng giáo dục, chất
    lượng giảng dạy và chất lượng học tập, các yếu tố và điều kiện đảm bảo chất lượng,
    các tiêu chí và công cụ đánh giá chất lượng, biện pháp và quy trình cải tiến chất
    lượng, vẫn còn rất mới mẻ đối với cán bộ, GV, công nhân viên và sinh viên (SV)
    của Nhà trường. Nhà trường chưa thực sự có hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt
    động đào tạo của mình, nhất là các HĐGD, nên khó khẳng định được chất lượng
    giảng dạy và chất lượng đào tạo nói chung của Nhà trường hiện nay ra sao, có đáp
    ứng được yêu cầu của SV, người sử dụng lao động và xã hội hay không.
    Trong thực tiễn, đánh giá chất lượng HĐGD đã được thực hiện ở nhiều
    trường đại học trong và ngoài nước với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hình
    thức SV và GV tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy được coi là hai hình thức có
    ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình đào tạo, SV vừa là trung tâm, vừa là đối tượng,
    vừa là sản phẩm, vừa là người hưởng thụ. Chính vì thế, đánh giá chất lượng giảng
    dạy của GV bởi SV chính là một trong những thước đo chất lượng HĐGD. Bên
    cạnh đó, GV là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và tạo nên
    chất lượng giảng dạy do vậy để đánh giá chất lượng HĐGD không thể thiếu sự đánh
    giá của chính GV đối với HĐGD của họ. Tuy nhiên, chất lượng HĐGD của GV
    được đánh giá theo quan điểm của SV và của GV có sự khác biệt như thế nào, tính
    chính xác và độ tin cậy của hai hình thức đánh giá này khác biệt ra sao vẫn chưa
    được quan tâm nghiên cứu.
    Với những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: “Sự khác
    biệt trong đánh giá giữa giảng viên và sinh viên đối với chất lượng hoạt động giảng
    dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh”.
    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Đây sẽ là một đề tài nghiên cứu sự khác biệt trong đánh giá chất lượng HĐGD
    của GV được xem xét trên góc độ đo lường và đánh giá chất lượng theo quan điểm của
    SV và của GV. Lần đầu tiên chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông
    10
    Lâm Đông Bắc được nghiên cứu đánh giá một cách bài bản, có hệ thống. Xuất phát từ
    những cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng giảng dạy, đề tài sẽ đề xuất các phương
    pháp đánh giá, tiêu chí và công cụ đánh giá áp dụng cho SV và GV trong đánh giá chất
    lượng HĐGD của GV từ đó thấy được sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và GV đối
    với chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
    Thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài, Trường Cao đẳng Nông Lâm
    Đông Bắc sẽ lựa chọn được phương thức phù hợp nhất với điều kiện của Nhà
    trường để đánh giá chất lượng HĐGD của GV, góp phần vào việc duy trì và nâng
    cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài
    liệu tham khảo cho việc nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục và đào tạo liên quan
    đến đánh giá chất lượng HĐGD thông qua SV và GV.
    Những kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài
    Kết quả nghiên cứu mong đợi của đề tài là làm sáng tỏ thực trạng chất lượng
    HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; đề xuất được bộ tiêu chí
    và công cụ để đánh giá chất lượng HĐGD của GV thông qua SV và GV; vận dụng
    bộ tiêu chí và công cụ này để thực hiện đánh giá chất lượng HĐGD của GV, từ đó
    thấy được sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với chất lượng HĐGD
    của GV; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGD của
    GV tại Trường cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nhằm nghiên cứu sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với
    chất lượng HĐGD của GV trên cơ sở áp dụng bộ tiêu chí, công cụ để đánh giá chất
    lượng HĐGD của GV, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
    HĐGD của đội ngũ GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    HĐGD của GV và hoạt động học tập của SV là hai hoạt động cơ bản trong quá
    trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục và đào
    tạo. Hai hoạt động này gắn kết chặt chẽ với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau.
    HĐGD của GV mang tính tích cực, có tính định hướng bên ngoài tác động đến SV.
    11
    HĐGD thích hợp có thể làm thay đổi hoạt động học tập của SV theo hướng tích cực.
    Mặt khác, hoạt động học tập của SV cần trở thành hoạt động tích cực, chủ động có
    mục đích, qua đó có thể làm tăng thêm hiệu quả HĐGD của GV. HĐGD của GV và
    hoạt động học tập của SV cần được quan tâm nghiên cứu để không ngừng duy trì và
    nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Mặc dù vậy, trong
    khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu đánh giá
    chất lượng HĐGD của GV theo quan điểm của SV và của chính GV mà chưa nghiên
    cứu đánh giá chất lượng hoạt động học tập của SV. Khách thể SV và GV trong
    nghiên cứu này được sử dụng như là những chủ thể để đánh giá chất lượng HĐGD
    của GV từ đó thấy được sự khác biệt trong đánh giá giữa SV và GV đối với chất
    lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh.
    4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
    Câu hỏi nghiên cứu
    - Chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc hiện
    nay như thế nào theo đánh giá của SV và GV?
    - Chất lượng HĐGD của GV theo đánh giá của SV và GV có sự khác biệt ra sao?
    - Những giải pháp nào có thể áp dụng để duy trì và nâng cao chất lượng
    HĐGD của GV?
    Giả thuyết nghiên cứu
    - Chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
    được cả SV và GV đánh giá cao.
    - SV đánh giá chất lượng HĐGD của GV cao hơn so với GV ở hầu hết các
    tiêu chí về chất lượng HĐGD của GV.
    - Giải pháp với Nhà trường, với GV và với SV để duy trì và nâng cao chất
    lượng HĐGD của GV.
    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu
    Chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc được
    12
    đánh giá thông qua ý kiến của SV đang học tập tại các Khoa chính và của các GV
    trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý trong Nhà trường.
    Đối tượng nghiên cứu
    Sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với chất lượng HĐGD của
    GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc là đối tượng chính để nghiên cứu.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2010 đến
    tháng 7 năm 2012
    + Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh
    - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào
    nghiên cứu sự khác biệt trong đánh giá giữa GV và SV đối với chất lượng HĐGD
    của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập thông tin
    - Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu liên quan đến
    đề tài để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
    Đồng thời, tiến hành phỏng vấn sâu đối với SV, GV và cán bộ quản lý để thấy được
    những quan điểm và các khía cạnh khác nhau về đánh giá chất lượng HĐGD của GV.
    - Phương pháp định lượng: Tiến hành điều tra thông qua việc phát và thu
    phiếu đánh giá chất lượng HĐGD của GV, phân tích và xử lý số liệu bằng phần
    mềm SPSS và Quest.
    - Các nhận định trong phiếu đánh giá được đánh giá theo thang đo Likert 5
    mức độ (5 - Rất đồng ý; 4 - Đồng ý; 3 - Còn phân vân; 2 - Không đồng ý; 1 - Rất
    không đồng ý).
    Phương pháp chọn mẫu khảo sát định lượng
    - Mẫu khảo sát đối với GV:
    + Dung lượng mẫu: 40 GV.
    + Số lượng GV chuyên trách của Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc tại
    13
    thời điểm nghiên cứu là 80 GV. Với số lượng GV như vậy, tác giả của đề tài nghiên
    cứu tiến hành khảo sát 40 GV bằng Phiếu tự đánh giá chất lượng HĐGD ngay sau
    khi họ kết thúc môn học/học phần mà mình đảm nhiệm trong chương trình đào tạo
    dành cho SV năm thứ 2 và 3. GV tham gia tự đánh giá đảm nhiệm các môn học/học
    phần thuộc các nhóm ngành đào tạo chính của Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông
    Bắc như ngành Kế toán – Tài chính, ngành Lâm nghiệp – Quản lý và Bảo vệ rừng,
    Trồng trọt – Chăn nuôi, Quản lý đất đai và một số môn học/học phần của 2 Khoa:
    Khoa Khoa học cơ bản và Khoa Chính trị - Pháp luật.
    - Mẫu khảo sát đối với SV:
    + Dung lượng mẫu: 800 sinh viên
    + Cách chọn: Tác giả của đề tài nghiên cứu tiến hành khảo sát SV năm thứ 2
    và 3 ngay sau khi họ kết thúc các môn học/học phần của các GV được khảo sát bằng
    Phiếu tự đánh giá chất lượng HĐGD của GV. SV tham gia khảo sát thông qua việc
    trả lời Phiếu đánh giá chất lượng HĐGD của GV dành cho SV. Số SV ở mỗi lớp
    tham gia khảo sát là 20 SV đầu tiên hoặc cuối cùng trong danh sách của mỗi lớp.
    8. Kết cấu luận văn
    Phần mở đầu
    Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng HĐGD của GV
    Chương 2: Chất lượng HĐGD của GV và sự khác biệt giữa GV và SV trong
    đánh giá chất lượng HĐGD của GV tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc –
    Quảng Ninh
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng HĐGD của GV tại Trường
    Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc – Quảng Ninh
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    14


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HĐGD CỦA GIẢNG VIÊN
    1.1. Tổng quan
    HĐGD là sự điểu khiển tối ưu hóa quá trình SV chiếm lĩnh kiến thức, kỹ
    năng và thái độ công dân, qua đó phát triển và hình thành nhân cách. HĐGD và học
    tập có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu hoạt động học tập nhằm vào việc
    chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và thái độ công dân thì HĐGD lại có mục đích là
    điều khiển sự học tập.
    Trên thế giới, việc đánh giá HĐGD của GV trong các trường đại học và cao
    đẳng đã có lịch sử lâu đời. Theo Rashdall (1936) [33] và Centra (1993) [26], vào
    thời kỳ Trung cổ ở Châu Âu, các trường đại học đã dựa vào SV để kiểm tra và đánh
    giá hoạt động của GV. Cũng theo Centra (1993), đến thời kỳ thực dân vào thế kỷ 16
    và 17 trong các trường đại học và cao đẳng ở Châu Âu, việc đánh giá hoạt động của
    GV đã được thực hiện bởi đại diện Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng thông qua việc
    dự giờ quan sát GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cả năm học của SV. Tuy nhiên,
    cách đánh giá này không thực sự hiệu quả trong việc đánh giá kiến thức SV tích l ũy
    được trong một năm và cũng không thể đánh giá được hiệu quả giảng dạy của GV.
    Từ những năm 1925 trở lại đây, việc đánh giá HĐGD của GV đã có những
    bước phát triển mạnh mẽ. Năm 1927, Herman Remmers và các cộng sự của ông tại
    Đại học Purdue đã công bố Bảng đánh giá chuẩn đã được kiểm nghiệm dùng cho
    SV đánh giá GV [34]. Những năm 60 của thế kỷ trước, GV của các trường đại học
    và cao đẳng đã nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của các Bảng đánh giá giảng dạy
    và đã tình nguyện sử dụng Bảng đánh giá chuẩn với mục đích cải tiến và điều chỉnh
    HĐGD của mình trên cơ sở phân tích các kết quả thu được từ các Bảng đánh giá.
    Nghiên cứu của Centra (1979) đã cho thấy vào cuối những năm 70 của thế kỷ 20
    hầu hết các trường đại học ở Châu Âu và ở Mỹ đã sử dụng 3 phương pháp đánh giá
    hiệu quả của HĐGD của GV: Đồng nghiệp đánh giá, Chủ nhiệm khoa đánh giá và

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Trần Thị Tú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại
    Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Đo lường
    và Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội.
    2. Vũ Thị Phương Anh (2005), “Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong
    đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
    Minh”, Giáo dục Đại học: Chất lượng và Đánh giá, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    3. Nguyễn Đình Bình (2005), Năng lực sư phạm và đánh giá năng lực sư phạm của
    giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Đánh giá hoạt động Giảng dạy và Nghiên
    cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Báo cáo Tổng kết năm học 2007-2008 các
    trường đại học, cao đẳng, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Công văn số 1276/BGD ĐT ngày 20/2/2008 của
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hổi từ
    người học về hoạt động giảng dạy của GV”, Hà Nội.
    6. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb.
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    7. Nguyễn Đức Chính (2004), Đánh giá giảng viên đại học, Khoa Sư phạm
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    8. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo
    viên trung học cơ sở và áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc,
    Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội.
    9. Lã Văn Mến (2005), “Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên”, Giáo
    dục Đại học: Chất lượng và Đánh giá, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    10. Nguyễn Phương Nga (2005), “Quá trình hình và phát triển việc đánh giá giảng viên”,
    Giáo dục Đại học: Một số thành tố của chất lượng, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    94
    11. Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005), “Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng
    dạy”, Giáo dục Đại học: Chất lượng và Đánh giá, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    12. Nguyễn Phương Nga (2007), “Sinh viên đánh giá giáo viên - thử nghiệm công
    cụ và mô hình”, Giáo dục Đại học: Một số thành tố của chất lượng, Nxb.
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    13. Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh
    viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên, Luận văn Thạc sỹ chuyên
    ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục.
    14. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Hà Nội.
    15. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học (Quan điểm và Giải pháp), Nxb.
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    16. Phạm Xuân Thanh (2006), “Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo
    dục đại học”, Kỷ yếu Hội thảo Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học, Nxb.
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    17. Phạm Xuân Thanh (2000), Quality of Postgraduate Training in Vietnam:
    Definition, Criteria and Mesurement scales. Master Thesis. University of
    Melbourne. (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam: Định nghĩa, Tiêu chí
    và Thang đo, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Melbourne.)
    18. Bùi Kiên Trung (2005), Hiệu quả công tác đánh giá giảng viên, Nxb.
    ĐHQGHN, Hà Nội.
    19. Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục
    (2005), Giáo dục Đại học: Chất lượng và Đánh giá, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội.
    20. Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục
    (2007), “Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng
    viên”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Hà Nội.
    21. Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc (2008), Chiến lược phát triển Trường
    Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến năm
    2020, Quảng Ninh.
    95
    22. Từ điển Tiếng Việt phổ thông (1987), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    23. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
    Tiếng Anh
    24. Braskamp, L.A. and Ory, J.C. (1994), Assessing Faculty Work: Enhancing
    Individual and Institutional Performance, Jossey - Bass Publishers, San Francisco.
    25. Centra, J.A. (1988), Determining Faculty Effectiveness: Assessing Teaching,
    Research and Service for Personnel Dicisions and Improvement, Jossey –
    Bass Publishers, San Francisco.
    26. Centra, J.A. (1993), Reflective Faculty Evaluation Enhancing Teaching and
    Determining Faculty Effectiveness, Jossey – Bass Publishers, San Francisco.
    27. Green D. M. (1994), What is Quality in Higher education? Concept, Policy and
    Practice, Buckingham [England], Bristol PA, USA.
    28. Glen A. J. (1998), Conceptions of Quality and the Challenge of Quality
    Improvement in Higher education.
    29. Harvey L., Green D. (1993), Defining quality assessment and evaluation in
    higher education.
    30. Michele Marincovic (1999), “Using Student Feedback to Improve Teaching”,
    Changing Practices in Evaluating Teaching.
    31. Owen J. M., Rogers P. J. (1999), Program Evaluation: Forms and Approaches,
    2
    nd
    edition. Allen & Unwin.
    32. Peter Seldin (1999), “Using Self-Evaluation: What Works? What Doesn’t”,
    Changing Practices in Evaluating Teaching.
    33. Rashdall, H. (1936), The Universities of Europe in the Middle Ages, Vol.1.
    Edited by F.M. Powicke and A.B. Emden, Oxford University Press, London.
    34. Remmers, H. (1934), “Reliability and Halo Effect on High School and College
    Students’ Judgements of Their Teachers”. Journal of Applied Psychology.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...