Tiểu Luận Sự khác biệt giữa bộ luật dân sự pháp (1804) và bộ luật dân sự đức (1896)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI QUÁT VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA HAI BỘ LUẬT.
    a. Bộ Luật Dân sự Pháp (1804):
    Bộ luật dân sự Pháp 1804 là công trình pháp lý đồ sộ duy nhất ra đời trong triều đại Napoleon, có vị trí độc tôn, trung tâm trong hệ thống pháp luật của Pháp và ngay cả trong nền văn hóa nói chung của Pháp. Sự ra đời của Bộ luật chính là sự chuyển hóa thành hiện thực mong ước của người Pháp trong nhiều thế hệ và qua nhiều thế kỉ.
    Bộ luật dân sự Pháp bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu (Điều 1 đến Điều 6) và 3 Quyển: Quyển 1 – Về người (Điều 7 đến Điều 515); Quyển 2 – Về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Điều 516 đến Điều 710); Quyển 3 – Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Điều 711 đến Điều 228).
    2. Bộ Luật Dân sự Đức:
    Bộ luật Dân sự Đức được ban hành năm 1896 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1900. Bộ luật được xây dựng chủ yếu trên sự tiếp thu của luật La Mã.
    Bộ Luật Dân sự Đức có 2400 đoạn, sắp xếp thành 5 Quyển: Quyển 1 – Phần chung; Quyển 2 – Luật nghĩa vụ; Quyển 3 – Luật sở hữu tài sản; Quyển 4 – Luật gia đình; Quyển 5 – Luật thừa kế.
    II. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP (1804) VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC (1896):
    1. Chủ thể ban hành:
    Khác với Bộ luật Napoleon là một công trình của những nhà luật gia thực tiễn đầy kinh nghiệm xây dựng lên thì Bộ Luật Dân sự Đức năm 1896 lại do các nhà biên tập đều là giáo sư đại học xây dựng lên, còn được coi là sản phẩm của những trí tuệ bác học, nên còn được gọi là “Professorenrecht” (Bộ Luật của các giáo sư).
    2. Cấu trúc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...