Luận Văn Sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    “Sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai”
    (khảo sát địa bàn xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)


    PHẦN I: DẪN NHẬP
    1.Lý do chọn đề tài:
    Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta.
    Sc khỏe là vốn quí nhất của con người”. Xã hội muốn có nguồn nhân lực tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trì cho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêu chí hàng đầu của quốc gia. Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”[SUP][[/SUP][SUP]1[/SUP][SUP]][/SUP]. Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người. Theo chủ trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiều hơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền được hưởng các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật.
    Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và ai cũng có quyền hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đến nay là “Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Nhưng trên thực tế việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốt nhất, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh còn chưa cao. Việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh cũng được quan tâm bởi những khác biệt xã hội như: giữa người giàu và nghèo, nông thôn và thành thị, bên cạnh đó còn có mảng giới, . nếu như theo người Kinh đa phần người nam là chủ hộ trong gia đình, họ năm hết các quyền quyết định những việc quan trọng trong nhà kể cả việc chăm sóc sức khỏe, vậy còn người Raglai thì sao? Khi mà dân tộc này theo chế độ mẫu hệ vậy ai là người quyết định trong việc tiếp cận phương thức khám chữa bệnh? Và có sự khác biệt nào giữa nam giới Raglai và nữ giới Raglai hay không? Cũng chính vì những câu hỏi băn khoăn đặt ra ở trên mà tôi chọn đề tài: “Sự khác biệt về giới trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai (khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)”.
    2.Mục tiêu nghiên cứu:

    Thực hiện đề tài nhằm đạt được những mục tiêu, hiểu biết sâu sắc hơn cách thức khám chữa bệnh của người dân Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và sự khác biệt giới trong việc tìm kiếm sức khỏe của họ trong bối cảnh hiện nay.
    3.Nội dung nghiên cứu:
    Tìm hiểu các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
    Sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
    Những yếu tố tác động dẫn đến sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh.
    4.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân Raglai. Cụ thể là tình hình khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai, việc lựa chọn các loại hình khám chữa bệnh của nam và nữ giới, đánh giá các cơ sở y tế từ đó chỉ ra được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó.
    Khách thể nghiên cứu: Vì lí do muốn tìm hiểu sự khác biệt giới trong việc lựa chọn các phương thức khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể là dân tộc Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vì vậy đề tài chọn người dân tộc Raglai (nam giới và nữ giới) là khách thể nghiên cứu của đề tài.
    5.Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:Ý nghĩa lí luận:
    Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về người Raglai, đặc biệt là sự khác biệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh. Việc vận dụng các cách tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tra và xử lý số liệu thuộc lĩnh vực xã hội học, kết hợp với những tài liệu tham khảo của các nghiên cứu có liên quan. Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ và chứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong quá trình nghiên cứu.
    Ý nghĩa thực tiễn:
    Qua đề đề tài nghiên cứu hy vọng bước đầu chỉ ra đựợc thực trạng và nguyên nhân của vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ giới. Hi vọng đề tài sẽ là tài liệu bổ ích cho những ai đang quan tâm đến đối tượng người dân tộc Raglai, từ đó có cái nhìn khách quan về vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của nam và nữ người dân tộc Raglai.Thông qua đó đề ra các giải pháp,khuyến nghị cho các ban ngành địa phương có liên quan.
    6.Hạn chế của đề tài:Do hạn chế về thời gian, không gian nên dung lượng mẫu được chọn dung lượng mẫu có sự chênh lêch. Vì vậy, kết quả nghiên cứu không khái quát trên diện rộng.
    Ngoài ra, do tác giả không thông thạo tiếng Raglai, vì vậy với những đối tượng trả lời nói tiếng Kinh kèm theo tiếng Raglai, thông tin thu thập khó tránh khỏi thiếu sót.
    7.Kết cấu đề tài:Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 2 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận.
    Chương 2. sự khác biệt giới tron sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người Raglai tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
    MỤC LỤC
    PHẦN I: DẪN NHẬP 4
    1. Lý do chọn đề tài:. 4
    2. Mục tiêu nghiên cứu:. 6
    3. Nội dung nghiên cứu:. 6
    4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:. 6
    5. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:. 6
    6. Hạn chế của đề tài:. 7
    7. Kết cấu đề tài:. 7
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu:. 8
    1.2. Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu. 10
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu:. 14
    1.4. Phương pháp nghiên cứu:. 14
    1.5. Các khái niệm liên quan:. 17
    CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI. 20
    2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:. 20
    2.2. Sự khác biệt giới trong việc lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai . 29
    2.2.1. Các hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai:. 29
    2.2.2. Nơi khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai:. 32
    2.2.3. Đánh giá của nam và nữ người Raglai về dịch vụ khám chữa bệnh:. 35
    2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai. 42
    2.3.1. Quyền quyết định:. 42
    2.3.2. Chính sách y tế:. 44
    2.3.3. Thu nhập và chi tiêu:. 45
    2.3.4. Học vấn:. 49
    1. Kết luận:. 54
    2. Khuyến nghị:. 56




    [HR][/HR][1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII (28/6 -1/7/1996).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...