Tiểu Luận Sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 23/8/15
    PHẦN MỞ ĐẦU :

    Giáo dục và đào tạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp trồng người, sự nghiệp có ý nghĩa nhất quán từ xưa đến nay, nó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Tất cả các nước trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề giáo dục và đã đặt ra những yêu cầu mới, những chuẩn mới nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục nói chung cũng như cho các trường học, các trung tâm giáo dục - đào tạo nói riêng. Nước Mỹ đặt trọng tâm vấn đề cải cách giáo dục vào các trường học. Nhật Bản coi giáo dục là nền tảng của quốc gia. Trung Quốc coi giáo dục là một trong những trọng điểm chiến lược của phát triển kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục cơ sở ở các trường và giáo dục dạy nghề.
    Ở Việt Nam, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho ngành giáo dục. Từ đó Đảng ta có những Nghị quyết riêng về giáo dục như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu: Cần có quyết tâm cao, suy nghĩ lớn về một chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó một trọng điểm là những định hướng cơ bản về phát triển giáo dục Trung học cơ sở (THCS). Tư tưởng chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ này là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục- đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, những tiến bộ khoa học- công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.
    Hội nghị lần thứ IX BCH Trung ương khóa IX tiếp tục khẳng định : “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; quán triệt sâu sắc hơn nữa ở các cấp các ngành và trong toàn xã hội về vai trò động lực của các yếu tố văn hoá, xã hội đối với sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Đến Đại hội X tiếp tục khẳng định: “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học”.
    Trong thời kỳ đổi mới, giáo dục nước ta đã có những tiến bộ đáng kể, qui mô giáo dục đang phát triển, chất lượng giáo dục có những mặt tiến bộ, nhiều nhân tố mới trong giáo dục xuất hiện làm tiền đề cho sự phát triển trong thời gian tới. Song giáo dục cũng đang đứng trước những thách thức của sự phát triển, đòi hỏi những giải pháp mang tầm chiến lược, thích ứng với yêu cầu phát triển của đất nước đến năm 2020. Mâu thuẫn cơ bản bao trùm toàn bộ hoạt động giáo dục là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô giáo dục, gấp rút nâng cao chất lượng, thực sự trở thành nhân tố quan trọng phát triển kinh tế-xã hội với khả năng và điều kiện để phát triển.
    Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển, ngành giáo dục đưa ra hệ thống giải pháp chiến lược. Một trong những giải pháp đó là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục. Đổi mới là công việc thường xuyên tất yếu của bất kỳ tổ chức nào, ngành nào nếu muốn phát triển. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nội dung lý luận chỉ đạo về phương pháp dạy học với việc áp dụng những nội dung đó vào thực tiễn các tiết dạy trong quá trình lên lớp. Đây là hai vấn đề quyện chặt vào nhau không thể tách rời, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh.
    Giáo dục THCS là một trọng điểm chiến lược trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới, là mắc xích quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông; giáo dục THCS còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với lứa tuổi 11- 15, một lứa tuổi mang những nét đặc biệt về phát triển sinh học, tâm lý và xã hội của mỗi con người, hình thành và phát triển nhân cách, con người được phát triển toàn diện về tinh thần - đạo đức, trí tuệ thẩm mỹ, sức khỏe và lao động, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
    Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đang đặt ra và đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện và hiệu quả công tác.
    Vì vậy tổ chức thực hiện nội dung chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ của người giáo viên. Do đó tôi nghiên cứu và chọn đề tài “ Sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Nguyễn Huệ từ năm 2004-2009” với mục đích đánh giá lại thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Nguyễn Huệ trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp thiết thực nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở trường.
    Đề tài được hình thành với những nội dung chính sau:
    - Cơ sở lý luận của mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
    - Thực trạng của sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Nguyễn Huệ từ năm 2004 - 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...