Tiểu Luận Sự kế thừa và phát triển các Quyền về chính trị của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ xã hội mông muội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước có vai trò cực lớn trong bước tiến này. Nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong kiến, Nhà nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những điểm yếu cần phải thay đổi. Cách mạng tư sản đã đứng ra với nhiệm vụ thay đổi xã hội phong kiến và nhà nước phong kiến, chấm dứt hiện tượng quyền lực vô hạn định, thần bí của nhà nước mà nhà vua lúc đấy là đại diện. Cùng với đòi hỏi lớn lao này là đòi hỏi chấm dứt “xã hội thần dân” một xã hội mà đại bộ phần dân cư tạo nên xã hội không có quyền hạn mà chỉ gánh vác nghĩa vụ.

    Với việc đòi hỏi đó đã xuất hiện một văn bản nhằm hạn chế quyền lực của nhà vua. Đó là hiến pháp. Với đòi hỏi khẳng định quyền con người của người dân xuất hiện các Tuyên ngôn về Nhân quyền. Hai vấn đề này gắn bó mật thiết với nhau. Hiến pháp bên cạnh việc hạn chế quyền lực của nhà nước đồng thời cũng khẳng định quyền lực của nhà nước không xuất phát từ chỗ thần bí nữa mà xuất phát từ nhân dân. Tuyên ngôn Nhân quyền không đơn giản chỉ tuyên bố quyền của con người trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước. Sự hạn chế quyền lực của nhà vua cũng chính là nhằm mục đích khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chính trị.

    Để tìm hiểu sâu hơn về sự phát triển và kế thừa quyền chính trị của nhân dân trong các bản hiến pháp của nước ta – nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm em đã chọn đề tài: “ Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam”. Trong bài luận của chúng em giải quyết các vấn đề sau: I. Cơ sở lí luận về quyền chính trị của công dân Việt Nam.

    II. Sự kế thừa và phát triển các quyền về chính trị của công dân Việt Nam qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001

    III. Đánh giá về sự kế thừa và phát triển về chính trị của công dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...