Tài liệu Sử học thời kháng chiến 1950

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SỬ HỌC THỜI KHÁNG CHIẾN 1950

    I. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÔNG DỤNG CỦA SỬ HỌC
    Muốn thấy rõ đối tượng của sử học
    . tính ra thì thấy răng một phương diện, một hình thái đặc biệt trong cuộc sinh hoạt của loài người hay của mỗi xã hội đều có một lịch sử riêng, như lịch sử tôn giáo, lịch sử triết học, lịch sử khoa hoc, lịch sửvăn học, lịch sử nghệ thuật v.v . Vậy thời đối tượng của sử học là nghiên cứu cuộc sinh hoạt quá khứ, của loài người, hay của từng xã hội riêng, hoặc là nghiên cứu cuộc diễn tiến riêng của từn phương diện của cuộc sinh hoạt ấy. sinh hoạt của . (rách một đoạn ngắn) .
    .hội cũng như nhờ các khoa xã hội học, kinh tế học, chính trị học, chúng ta có thể hiểu biết hiện tại của xã hội. Vì cuộc sống của nhân loại là một thể liên lạc, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai có những tương quan mật thếit với nhau, nên có thể nói rằng chúng ta ngày nay là những kẻ kế thừa của tổ tiên ngày trước, mà con cháu ngày sau lại là những kẻ kế thừa của chúng ta ngày nay, hay là sự trạng xã hội ngày nay là kết quả của sự trạng xã hội ngày trước, mà sự trạng xã hội ngày sau lại là kết quả của sự trạng hội ngày nay. Vậy thì nghiên cứu lịch sử để biết sự trạng ngày trước, chúng ta có thể nhờ đó mà hiểu biết thêm sự trạng ngày nay. Đã hiểu rõ được sự trạng ngày trước và sự trạng ngày nay. Chúng ta có thể hiểu được cái xu thế tiến triển của xã hội, nhân đó mà suy đoán được con đường tiến triển của xã hội sau này. Nhận thấy mối liên quan mật thiết của loài người trải qua các thời đại từ thời viễn cổ cho đến tương lai xa xôi, chúng ta có thể nhân đó mà có một nhân sinh quan chắc chắn, có một thái độ sinh hoạt vững vàng, có một phương pháp hoạt động thích đáng, xem thế thì thấy sử học là một môn học vấn có công dụng giao hoà rất mạnh nó không những bồi bổ tri thức của người ta, mà còn rèn luyện được tâm tính chỉ dẫn được hành động của người ta nữa. Bởi thế chúng ta không lấy làm lạ mà thấy rằng các bực vĩ nhân cải tạo thế giới, từ Khổng tử cho đến Các-Mác, đều rất chú trọng sử học. Các nhà cách mạng đương tranh đấu để cải tạo thế giới ngày nay cũng xem sử học là một môn học vấn căn bản.
    II. QUAN NIỆM VỀ LỊCH SỬ
    Xưa nay, các nhà sử học cũng như người thường không hẳn là đều đồng ý về đối tượng và công dụng của sử học như chúng tôi đã bảy tỏ ở trên; Sở dĩ có những ý kiến dị đồng là bởi cái quan niệm lịch sử của người ta khác nhau. Ở đây chúng tôi xin dẫn ra mấy quan niệm lịch sử trọng yếu đã làm kim chỉ nam cho các nhà sử học xưa nay.
    Khổng tử là nhà sử học đầu tiên của Trung Hoa có thể nói là của Á Đông, là đại biểu cho cái quan niệm lịch sử duy thiên, cho rằng xã hội cùng lịch sử là do ý chí hay mệnh lệnh của Trời quyết định Đại biểu cho ý trí của trời, cho thiên mệnh, mà tổ chức và quản trị việc người là các đấng thánh vương, là những bậc tài trí phi thường, là nhân cách siêu phàm có thiên chức phải bắt chước đạo Trời mà làm thành đạo người. Những người quân chủ “thuận theo đạo Trời thì còn”, tức chính là kẻ vương giả thay Trời trị người “Trái đạo Trời bị mất”, tức là không xứng làm kẻ thay Trời, phải nhường chỗ cho kẻ vương giả chân chính.
    Quan niệm ấy, trong suốt hơn hai nghìn năm sau Khổng tử, các nhà sử học Trung Hoa, các nhà sử học Việt Nam cũng vậy, đều theo đúng hoàn toàn. Theo quan niệm ấy thì đối tượng của sử học chỉ là nghiên cứu hành động, thi cử của kẻ vương giả, của các bậc vua chúa, cùng các văn thần võ tướng là những người giúp vủa để trị nước an dân. Chúng ta thấy rằng từ sách Xuân Thu của Khổng Tử, đến sách Sử ký của Tư Mã Thiên, cho đến cả bộ Nhị thập tứ sử và các bộ sử biên niên của Trung Quốc, cùng các bộ sử biên niên của nước ta (Đại Việt sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), đểu chỉ chép việc của vua chúa và quan liêu; chứ tình trạng sinh hoạt của nhân dân thì không hề chép đến. Bởi thế người ta thường nói rằng các sách lịch sử xưa của Trung - Hoa và của nước ta chỉ là những bản gia phả của các nhà đế vương và quí tộc.
    Tương tự với quan niệm lịch sử của Khổng Tử ở Á đông, thì có quan niệm duy thần của các nhà sử học cơ đốc giáo ở Tây-phương mà ta có thể xem Bossuet là đại biểu. Trong tác phẩm Discours sur I’hisloire universetle, Bossuel cũng cho rằng lịch sử loài người là do ý chí của Thượng- đế chỉ huy, các bực vua chúa thần quyền (droit divin) là do Thượng đế ban quyền cho mà thống trị thiên hạ. Nhưng cái quan niệm lịch sử phổ thông nhất trong các nhà sử học chuyên môn ở Tây Phương là cái quan niệm anh hùng tạo thời thế của Thomas Carlyle (một nhà sử học người Anh, tác phẩm chủ yếu là Les héros et le culte des héros) cho rằng lịch sử là do những vị anh hùng, những bậc vĩ nhân làm ra. Đối với các nhà sử học ấy thì sử học chỉ chú trọng về các sự trạng chínhtrị và quân sự là những công việc của các vĩ nhân anh hùng mà không cần chú ý đến sự trạng sinh hoạt của dân chúng.
    Theo các quan niệm kể trên, thì các công dụng cái mục đích của lịch sử là ghi chép lại những lời nói, những tư tưởng, những hành động của các vị đế vương, các nhà quí tộc, các bậc thánh hiền, các bực lương thần danh tướng truyền lại để làm gương cho đời sau (tức như các sách Thông giám gương chung) của Trung - Hoa và của nước t, hay như sách Disrours sur I’hisloire uaiv rselle của Bossuet), để làm những bài học cho các nàh chính trị và quân sự. Sách của Bossuet viết ra là cốt để dậy cho thái tử cái nghề làm vua, mà các sách lịch sử của Trung - Hoa và của nước ta xưa thì chỉ vua quan được dùng, không cho thường dân được học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...