Tiến Sĩ Sự hòa hợp giữa kế toán việt nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất –

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN . i
    LỜI CAM ĐOAN . iii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT . xi
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU xvi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . xx
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Tính mới và những đóng góp của luận án . 6
    4.1. Về phương diện khoa học 6
    4.2. Về phương diện thực tiễn 6
    5. Kết cấu của luận án 6
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN TRONG VIỆC LẬP
    VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
    . 7
    1.1. Giới thiệu . 7
    1.2. Tổng quan về hòa hợp kế toán 7
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán . 7
    1.2.1.1. Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán và hội tụ kế toán . 7
    1.2.1.2. Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán 8
    1.2.1.3. Hòa hợp về mặt trình bày BCTC và hòa hợp về mặt đo lường 9
    1.2.2. Lược sử tiến trình phát triển của hòa hợp kế toán trên thế giới . 9
    1.2.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hòa hợp kế toán . 12
    1.2.3.1. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT với hòa hợp thực
    tế kế toán 13
    1.2.3.2. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán với chất lượng của
    BCTC 13
    1.2.3.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hòa hợp kế toán . 14
    1.3. Tổng quan về báo cáo tài chính hợp nhất 16
    1.3.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất 16
    1.3.1.1. Thực thể báo cáo . 16
    1.3.1.2. Nhóm công ty mẹ - công ty con . 17
    1.3.1.3. “Nhóm công ty mẹ - công ty con” là một “thực thể báo cáo” 22
    1.3.1.4. “Báo cáo tài chính” và “báo cáo tài chính hợp nhất” . 22
    1.3.2. Mục đích của báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất . 24
    1.3.3. Các đặc điểm chất lượng của thông tin do BCTC và BCTC HN cung cấp . 25
    1.3.4. Các yếu tố của báo cáo tài chính hợp nhất . 27
    1.3.5. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất 28
    1.3.5.1. Bảng cân đối kế toán hợp nhất . 28
    1.3.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 29
    1.3.5.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất 30
    1.3.5.4. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất 32
    1.3.5.5. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất 33
    1.3.6. Các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 34
    1.3.6.1. Các nguyên tắc chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính 34
    1.3.6.2. Các nguyên tắc cho việc lập và trình bày BCTC HN . 35
    1.3.6.2.1. Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN 35
    1.3.6.2.2. Phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính 35
    1.3.6.2.3. Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 39
    1.3.7. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu khác về BCTC HN . 57
    1.3.7.1. Kết quả nghiên cứu về tính thích hợp của BCTC HN 58
    1.3.7.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc lập và trình bày BCTC
    HN 58
    1.3.7.3. Kết quả nghiên cứu về tác động của các phương pháp kế toán khác nhau đến
    thông tin do BCTC HN cung cấp 58
    1.4. Tổng quan về hòa hợp kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN . 58
    1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT và hòa hợp thực tế
    kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN 58
    1.4.2. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán trong việc lập và
    trình bày BCTC HN với chất lượng BCTC HN của các doanh nghiệp 59
    1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình hòa hợp kế toán về lập và trình bày
    BCTC HN. . 59
    1.5. Hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện và những vấn đề cần tiếp tục
    nghiên cứu về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày
    BCTC HN 59
    1.5.1. Những hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện . 59
    1.5.1.1. Chưa có nghiên cứu về nền tảng lý thuyết được áp dụng trong kế toán Việt
    Nam về lập và trình bày BCTC HN 60
    1.5.1.2. Chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc
    tế trong việc lập và trình bày BCTC HN . 60
    1.5.1.3. Chưa có nghiên cứu về chất lượng BCTC HN của các DN Việt Nam 61
    1.5.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hòa hợp kế toán Việt Nam và quốc
    tế trong việc lập và trình bày BCTC HN . 61
    1.6. Các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và
    trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực tiễn . 62
    1.6.1. Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
    lập và trình bày BCTC HN. . 62
    1.6.2. Giả thuyết về sự hòa hợp thực tế kế toán của các DN Việt Nam trong việc lập
    và trình bày BCTC HN theo CMKT Việt Nam. 63
    1.6.3. Tính so sánh được giữa BCTC HN được lập theo CMKT của Việt Nam với
    BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ - công ty con. . 63
    1.6.4. Giả thuyết về tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam . 64
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 64
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 66
    2.1. Giới thiệu . 66
    2.2. Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
    lập và trình bày BCTC HN 66
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 66
    2.2.1.1. Hệ số Jaccard có điều chỉnh . 67
    2.2.1.2. Chỉ số Absence . 67
    2.2.1.3. Chỉ số Divergence 67
    2.2.1.4. Khoảng cách Average . 68
    2.2.1.5. Mối quan hệ giữa JACC với ABSE và DIV . 68
    2.2.1.6. Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với các bộ
    IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN 68
    2.2.2. Dữ liệu cần thiết . 69
    2.3. Đo lường mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt Nam áp dụng VAS
    trong việc lập và trình bày BCTC HN. 69
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 69
    2.3.1.1. Đo lường mức độ hòa hợp 69
    2.3.1.2. Đo lường mức độ mức độ tuân thủ . 70
    2.3.2. Dữ liệu cần thiết . 71
    2.3.3. Đánh giá mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt
    Nam với mức độ tuân thủ và với mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với
    IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN 71
    2.4. Đánh giá sự khác biệt giữa thông tin do BCTC HN được lập theo CMKT của
    Việt Nam cung cấp và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS cung cấp cho cùng một
    nhóm công ty mẹ - công ty con. 71
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 71
    2.4.2. Dữ liệu cần thiết . 72
    2.5. Đánh giá tính thích hợp của thông tin do BCTC HN của các DN Việt Nam cung
    cấp . 72
    2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn . 72
    2.5.2. Dữ liệu cần thiết . 74
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 75
    CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN TẠI VIỆT NAM – TỪ
    CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN
    . 76
    3.1. Giới thiệu . 76
    3.2. Kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam và các văn bản
    pháp luật hướng dẫn có liên quan. . 76
    3.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất 76
    3.2.2. Nguyên tắc và phương pháp lập BCTC HN theo CMKT của Việt Nam 77
    3.2.2.1. Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN . 77
    3.2.2.2. Phạm vi hợp nhất BCTC . 78
    3.2.2.3. Lý thuyết hợp nhất áp dụng 78
    3.2.2.4. Kế toán hợp nhất kinh doanh 80
    3.2.2.5. Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con 81
    3.2.2.6. Kế toán các khoản vốn góp liên doanh, vốn góp vào công ty liên kết trên
    BCTC HN. . 83
    3.2.2.7. Phương pháp kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở nước ngoài. 84
    3.2.3. Các bước lập BCTC hợp nhất 85
    3.2.3.1. Bước 1: Xác định công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. 85
    3.2.3.2. Bước 2: Tập hợp các BCTC cần thiết và các tài liệu có liên quan khác 86
    3.2.3.3. Bước 3: Xử lý các khác biệt về chính sách kế toán, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ
    kế toán giữa BCTC của công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh với BCTC
    của công ty mẹ. 87
    3.2.3.4. Bước 4: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCĐKT, BC KQHĐKD, BC LCTT . 88
    3.2.3.5. Bước 5: Ghi nhận các bút toán loại trừ, điều chỉnh vào bảng tổng hợp các
    bút toán điều chỉnh 88
    3.2.3.6. Bước 6: Lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. 89
    3.2.3.7. Bước 7: Lập BCTC hợp nhất 89
    3.3. Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam. . 90
    3.3.1. Những vấn đề chung về nhóm công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam . 90
    3.3.1.1. Nguồn gốc hình thành các nhóm công ty mẹ - công ty con . 90
    3.3.1.2. Các dạng liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty con 91
    3.3.1.3. Kết cấu tổ chức của nhóm công ty mẹ - công ty con. 91
    3.3.2. Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam tại các
    DN Việt Nam . 92
    3.3.2.1. Hệ thống BCTC HN và nguyên tắc lập BCTC HN 92
    3.3.2.2. Phạm vi hợp nhất 93
    3.3.2.3. Lý thuyết hợp nhất áp dụng khi lập và trình bày BCTC HN . 94
    3.3.2.4. Kế toán HNKD . 95
    3.3.2.5. Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con 97
    3.3.2.6. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên BCTC HN: 97
    3.3.2.7. Kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở ở nước ngoài . 98
    3.4. Thực tế lập và trình bày BCTC HN theo IAS/IFRS tại các DN Việt Nam. 99
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 99
    CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN
    VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN – TỪ
    CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN .
    102
    4.1. Giới thiệu . 102
    4.2. Kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong
    việc lập và trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực tiễn. . 102
    4.2.1. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS
    trong việc lập và trình bày BCTC HN . 105
    4.2.1.1 . Kết quả kiểm định . 105
    4.2.1.2 Kết luận về giả thuyết H1 112
    4.2.2. Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng CMKT
    của Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN. 114
    4.2.2.1 . Kết quả kiểm định . 114
    4.2.2.1.1 Kết quả kiểm định về mức độ hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng
    CMKT của Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN . 114
    4.2.2.1.2 Kết quả kiểm định về mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam đối với
    CMKT của Việt Nam 116
    4.2.2.1.3 Kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán
    với mức độ tuân thủ CMKT của Việt Nam giữa các DN Việt Nam . 117
    4.2.2.2 . Kết luận về giả thuyết H2 119
    4.2.3. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa BCTC HN được lập theo CMKT
    của Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ -
    công ty con . 121
    4.2.3.1 . Kết quả kiểm định . 121
    4.2.3.2 . Kết luận về giả thuyết H3 123
    4.2.4. Kiểm định giả thuyết tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam . 123
    4.2.4.1 . Kết quả kiểm định . 123
    4.2.4.2 . Kết luận về giả thuyết H4 126
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 126

    CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH
    HÒA HỢP VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC
    HN – TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM .
    129
    5.1. Giới thiệu . 129
    5.2. Quan điểm đề xuất . 129
    5.2.1. Quan điểm về xu hướng hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
    lập và trình bày BCTC HN. . 129
    5.2.2. Quan điểm về tác động của hòa hợp CMKT đến hòa hợp thực tế kế toán. . 129
    5.3. Một số đề xuất cụ thể 130
    5.3.1. Đề xuất đối với Bộ Tài chính . 130
    5.3.1.1. Đề xuất về quan điểm xây dựng VAS và các văn bản hướng dẫn kế toán. 130
    5.3.1.2. Đề xuất về quy trình xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán . 132
    5.3.1.3. Các đề xuất cụ thể đối với các VAS có liên quan đến việc lập và trình bày
    BCTC HN. . 133
    5.3.1.4. Các kiến nghị cụ thể đối với các văn bản hướng dẫn kế toán lập và trình bày
    BCTC hợp nhất 147
    5.3.2. Các kiến nghị đối với các DN thuộc đối tượng phải lập và cung cấp BCTC
    hợp nhất. 149
    5.3.3. Các kiến nghị khác . 150
    TÓM TẮT CHƯƠNG 5 150
    PHẦN KẾT LUẬN . 152
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 154
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 155
    Tiếng Việt 155
    Tiếng Anh. . 155

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu
    hóa, tiến trình hòa hợp và hội tụ kế toán tại các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng
    mạnh mẽ. Cũng theo xu thế này, năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài chính) bắt đầu nghiên cứu,
    soạn thảo chuẩn mực kế toán (CMKT) theo hai nguyên tắc cơ bản: (i) dựa trên cơ sở các
    chuẩn mực quốc tế về kế toán và (ii) phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt
    Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán, kiểm toán của Việt
    Nam. Đến cuối năm 2005, 26 VAS (Vietnamese Accouting Standard – CMKT Việt Nam)
    đã được ban hành. Tuy nhiên, từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, mặc dù nội
    dung đã có những lạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting Standard –
    tạm dịch: CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard – tạm
    dịch: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) nhưng các VAS vẫn chưa lần nào được sửa
    đổi, bổ sung. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường đang trong giai
    đoạn hoàn thiện và yêu cầu hội nhập kinh tế, tháng 5 năm 2011, Bộ Tài chính công bố
    quyết định thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng, ban hành, công bố VAS. Theo định
    hướng, đến năm 2015, Việt Nam sẽ công bố đầy đủ các chuẩn mực liên quan, cần thiết và
    phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiệm cận được các IAS/IFRS.
    Có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn lập
    và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) nói chung và báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC
    HN) nói riêng theo các VAS chưa sửa đổi. Việc các VAS được sửa đổi, bổ sung theo
    hướng tiệm cận với các IAS/IFRS theo lộ trình mà Bộ Tài chính đang tiến hành có thể sẽ
    làm phát sinh không ít vấn đề, có thể làm tổn hao nhiều thời gian và công sức đối với cả
    các DN lẫn các cơ quan nhà nước có liên quan. Trên quan điểm xu hướng hội tụ kế toán
    với IAS/IFRS là không tránh khỏi, việc nghiên cứu mức độ hòa hợp của kế toán Việt
    Nam, trước hết ở góc độ BCTC HN nhằm góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa kế toán
    Việt Nam với kế toán quốc tế ở hai khía cạnh: chuẩn mực kế toán và thực tế kế toán, để từ
    đó có thể đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo tiến trình hội tụ với kế toán quốc tế vừa phù
    hợp với thực tế tại Việt Nam như quan điểm xây dựng hệ thống VAS ban đầu đã công bố
    là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Sự hòa hợp giữa kế toán
    Việt Nam và Quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – Từ chuẩn
    mực đến thực tiễn” làm nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu chính yếu của luận án là đánh giá về sự hòa hợp giữa kế toán
    Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
    Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung mà luận án tập trung nghiên cứu bao gồm:
    (1) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu về: (i) Hòa hợp kế toán
    trên các khía cạnh: bản chất của hòa hợp kế toán, các loại hòa hợp kế toán và mối quan hệ
    giữa các loại hòa hợp kế toán, mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán với chất lượng của
    BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến hòa hợp kế toán; (ii) Báo cáo tài chính hợp nhất; (iii)
    Hòa hợp kế toán lập và trình bày BCTC HN đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt
    Nam.
    (2) Xây dựng các giả thuyết về sự mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và
    quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
    (3) Hệ thống hóa các nguyên tắc cơ bản về lập và trình bày BCTC HN theo quy
    định của VAS và các văn bản pháp luật hướng dẫn kế toán có liên quan. Tổng hợp tình
    hình thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN tại các DN Việt Nam.
    (4) Kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế
    trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
    (5) Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần thực hiện tiến trình hòa hợp với kế toán
    quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN tại Việt Nam trên hai góc độ: CMKT và
    thực tế kế toán.
     
Đang tải...