Tiểu Luận Sự hình thành và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA

    1. Sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta

    Tháng 9 năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thắng lợi của phe
    Đồng minh chống phát xít và sự thất bại của phe phát xít. Kể từ thời điểm lịch sử trọng đại này, lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế chuyển sang một thời kỳ mới với nhiều biến chuyển to lớn và chưa từng có tiền lệ.
    Đầu năm 1945, trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét bọn phát xít ra khỏi biên giới đất nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu đang chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã và quân đội Đồng minh Mỹ - Anh cũng giành được thắng lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương, nguyên thủ của ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mỹ) đã gặp nhau tại thành phố Ianta/Yanta (bán đảo Crưm, Liên Xô) để nhằm đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước phát xít Đức và Nhật, kết thúc chiến tranh, đồng thời thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên trái đất. Cuộc gặp thượng đỉnh tam cường diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 với sự tham gia của Stalin, Roosevelt và Churchill. Do liên quan đến lợi ích của mỗi cường quốc thắng trận mà hội nghị tại Ianta đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và sự tranh giành quyết liệt. Tuy nhiên, vì lợi ích chung có liên quan trực tiếp tới nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh nên cuối cùng các bên tham gia hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận trên một số vấn đề chủ yếu sau:
    Về vấn đề Đức, Liên Xô, Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau rằng, cần phải đánh bại hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức. Sau khi Hitler bị đánh bại, nước Đức sẽ bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Theo thỏa thuận giữa ba cường quốc, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng Đông Đức, Anh chiếm đóng vùng Tây-Bắc, còn Mỹ sẽ chiếm đóng vùng Tây – Nam của nước Đức. Do sự ủng hộ của Mỹ nên Pháp cũng có thể tham gia vào việc chiếm đóng nước Đức ( đại diện Mỹ từng cho rằng: “không thể tưởng tượng một châu Âu ổn định mà không có một nước Pháp mạnh và có ảnh hưởng”[1] ). Thủ đô Béclin (Berlin) của Đức cũng bị phân chia thành những vùng chịu sự chiếm đóng và kiểm soát của bốn cương quốc (Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp). Nhằm phối hợp hành động và thi hành những chính sách đã thỏa thuận áp dụng cho nước Đức, một Ủy ban kiểm soát Trung ương sẽ được thành lập ở Béclin. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng là Chính quyền tối cao ở Đức, với sự tham gia của những người đứng đầu các lực lượng vũ trang ba cường quốc (Liên Xô, Anh và Mỹ) trên lãnh thổ Đức. Pháp cũng được mời tham gia vào ủy ban này (sau đổi tên thành Hội đồng kiểm soát của Đồng minh).
    Tại Hội nghị, Ianta, ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh chống phát xít đã đạt được thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan đến nước Đức phát xít như, nước Đức sau khi bị đánh bại sẽ bị giải giáp vũ trang, thủ tiêu Bộ Tổng tham mưu, thủ tiêu nền công nghiệp chiến tranh, loại bỏ các đảng phái và tổ chức phát xít, trừng trị tội phạm chiến tranh, vấn đề bồi thường chiến tranh
    Một văn kiện quan trọng liên quan tới châu Âu cũng đã được nguyên thủ Liên Xô, Mỹ và Anh thông qua tại Ianta, đó là “Tuyên ngôn giải phóng châu Âu”. Tuyên ngôn có nội dung cơ bản là ba cường quốc cam kết phối hợp hành động để giúp tất cả các quốc gia dân tộc bị chủ nghĩa phát xít Đức, Italia xâm lược và chiếm đóng tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đồng thời, sau khi châu Âu được giải phóng, quân đội của các cường quốc Đồng minh sẽ tiếp tục ở lại trên lãnh thổ các nước châu Âu theo thỏa thuận nhằm tiến hành giải giáp quân đội phát xít, giúp đỡ các nước này xây dựng một chế độ mới theo lựa chọn của chính họ.
    Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Ianta, ba cường quốc đã cùng nhau phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh[2]. Cụ thể:
    Ở châu Âu: Quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác; vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong đó Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
    Ở châu Á: Do việc Liên Xô chấp nhận tham chiến chống Nhật, Mĩ và Anh đã chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng của CHND Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin bị Nhật chiếm từ sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905); quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; trả lại cho Trung Quốc quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm từ sau năm 1895; quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc; Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; Triều Tiên sẽ trở thành một nước độc lập, nhưng trước mắt quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát Bắc và Nam vĩ tuyến 38; các vùng lãnh thổ còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi truyền thống của các nước phương Tây.
    Có thể thấy, những kết quả đạt được giữa Liên Xô, Anh và Mỹ tại Ianta vào tháng 2 năm 1945 không chỉ thiết lập một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nước thuộc phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn cuối cùng mà còn đặt những cơ sở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực với các khu ảnh hưởng của mỗi nước.
    Sau hội nghị Ianta, cả ba cường quốc đều đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức. Tuy quân đội Đức đã kháng cự điên cuồng song vẫn không thể ngăn cản được bước tiến của lực lượng Đồng minh. Đến ngày 26 tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô và Mĩ đã gặp nhau ở Torgau trên bờ sông Elbe của Đức. Ngày 2 tháng 2 năm 1945, quân Đức bảo vệ Béclin đã buộc phải đầu hàng[3]. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, tại Karlshorst thuộc ngoại ô Béclin, dưới sự chủ tọa của Nguyên soái Liên Xô Jukov và sự tham dự của đại diện các lực lượng vũ trang Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp, tướng Đức là Keitel (người đứng đầu Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Đức) đã phải ký vào Hiệp ước đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Như vậy, với văn kiện quan trọng này, chủ nghĩa phát xít Đức chính thức bị đánh bại hoàn toàn. Kể từ đây, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật cũng chỉ còn là vấn đề thời gian.
    Sau nhiều tranh cãi về địa điểm tổ chức cuộc họp cấp cao giữa ba cường quốc liên quan đến các vấn đề của nước Đức phát xít và nước Nhật bại trận, cuối cùng Liên Xô và Mĩ cũng đạt được thỏa với Anh về việc tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Xô - Mĩ - Anh tại thành phố Potsdam (Đức). Trong các ngày từ 17 tháng 7 đến 25 tháng 7 và từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Potsdam. Vấn đề trung tâm của Hội nghị Potsdam là vấn đề Đức, với các vấn đề chính như: tương lai của nước Đức, về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, trừng trị tội phạm chiến tranh và bồi thường chiến phí chiến tranh.
    Theo quyết định của Hội nghị Potsdam, nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, dân chủ và hòa bình, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Diện tích khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp tại Đức đã được công bố vào ngày 6 tháng 6 năm 1945. Theo đó, Liên Xô chiếm đóng khu vực phía đông có diện tích 107.500 km2 với số dân là 18,5 triệu người; Anh phía bắc (98.826 km2, 22 triệu dân); Mỹ phía nam (113.164 km2, 15,7 triệu dân) và Pháp chiếm phía tây giáp với Pháp (39.152 km2, 5,9 triệu dân). Trong khoảng thời gian gần một năm (từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 8 năm 1946) một Tòa án quốc tế cũng đã được tổ chức tại Nuyrămbe (Đức) để xét xử và trừng phạt các tội phạm chiến tranh. Liên quan đến việc bồi thường chiến tranh của Đức, Hội nghị Potsdam đã quyết định cả Liên Xô và ba nước đoòng minh phương tây đều được nhận tiền bồi thường khấu trừ trong các tài sản tịch thu của Đức ở khu vực chiếm đóng củamình và trích trong số đầu tư của Đức ở nước ngoài[4].
    Về vấn đề Nhật Bản, Tuyên bố Potsdam đã chỉ rõ: Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện; chủ quyền của Nhật chỉ giới hạn trên đất Nhật chính thống (4 đảo Honshu, Hokkaido, Honshu và Shikoku) và một số đảo phụ lân cận; trừng trị các tội phạm chiến tranh; dân chủ hóa nước Nhật và thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt; thủ tiêu lực lượng vũ trang của Nhật Bản; Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hòa bình.
    Có thể thấy, những nghị quyết của Hội nghị Potsdam vừa tiếp tục khẳng định, vừa bổ sung, đồng thời cụ thể hóa những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên Xô, Mỹ và Anh tại Ianta về việc phối hợp hành động kết thúc chiến tranh (đánh bại Nhật Bản) và thiết lập một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, điều cần chú ý là đây cũng là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng giữa ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh. Ở giai đoạn chót của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, do những lợi ích của mỗi cường quốc, đã nảy sinh những mầm mống của sự bất đồng và chia rẽ giữa Liên Xô và Mỹ, Anh. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng thống Mỹ Truman đã tuyên bố riêng rẽ rằng chỉ có quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản[5].
    Nhờ sự hợp sức của quân đội các nước Đồng minh, sự sụp đổ của nước Nhật phát xít là không thể tránh khỏi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên thiết giáp hạm Missouri, trong vịnh Tokyo, đại diện Chính phủ Nhật Bản đã gặp tướng Mỹ Mac Arthur và các sĩ quan Đồng minh chính thức ký văn bản đầu hàng không điều kiện[6]. Trong những ngày tiếp theo, các đạo quân của Nhật lần lượt hạ vũ khí, chiến tranh đã chấm dứt, đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật.
    Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới đã có những chuyển biến to lớn, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quan hệ quốc tế và trật tự thế giới vừa mới được thiết lập.
    Trước tiên, từ chỗ là đồng minh, hợp tác với nhau để cùng đối phó và đánh bại chủ nghĩa phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu. Hệ quả là, trên thế giới đã dần hình thành hai phe đối lập – phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa – và mỗi phe đều tập hợp chung quanh một cực siêu cường của mình. Sự đối đầu đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân (sự khác biệt về hệ tư tưởng, sự khác nhau về bản chất chế độ, tham vọng của mỗi cường quốc, những mục tiêu và lợi ích căn bản mà mỗi phe theo đuổi ). Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ và giữa hai phe. Mặc dù vậy, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, Liên Xô và Mỹ tuy đối đầu và cạnh tranh quyết liệt với nhau song vẫn phải chung sống hòa bình, tránh nguy cơ đụng đầu trực tiếp giữa hai siêu cường, tránh một cuộc đối đầu mang tình hủy diệt. Đúng như Thomas L. Friedman trong tác phẩm của mình có nhan đề “Chiếc Lexus và cây ô liu” đã nhận xét khá chính xác về mối quan hệ giữa hai cường quốc vốn là bạn bè và liên minh với nhau trong chiến tranh, giờ lại là những đối thủ cạnh tranh của nhau: “Khi Mỹ trổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới như một siêu cường vô địch, có trọng trách toàn cầu và tham gia tranh giành quyền lực với Liên Xô Bỗng nhiên, cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan trọng, vì mọi ngõ ngách trên thế giới đều có sự tranh giành với Liên Xô”[7]. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của trật tự hai cực Ianta, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới là giữa Liên Xô và Mỹ, giữa hai phe vừa đấu tranh gay gắt với nhau lại vừa chung sống hòa bình và hợp tác với nhau thông qua diễn đàn của tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc. Việc Giáo sư Michael Mandelbau, môn Quan hệ đối ngoại, Đại học Hopkins ví Chiến tranh Lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản đã khắc họa chính xác mối quan hệ giữa hai siêu cường Xô – Mỹ: “Sẽ có hai anh béo đứng trên đài, múa may lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất ít khi chạm vào nhau cho tới cuối trận thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị thua do bị đẩy ra khỏi đài, nhưng rốt cuộc chẳng có anh nào chết cả”[8].
    Thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô trước trước Chiến tranh thế giới thứ hai) trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ latinh. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống XHCN đã trở thành chỗ dựa tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế là, trong các kế hoạch của mình, Mỹ và chủ nghĩa tư bản không thể không tính đến nhân tố Liên Xô và hệ thống XHCN thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...