Luận Văn Sự hình thành và phát triển KCN -KCX ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự hình thành và phát triển KCN -KCX ở VN



    a-Lời mở đầu
    b-Nội dung
    Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoàI, khu công nghiệp và khu chế xuất.
    I-Lý luận chung
    1. Khái niệm về đầu tư :
    " Đầu tư hiểu một cách khái quát theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó với kỳ vọng sẽ thu được những kết quả, những giá trị mới lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong tương lai. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ Những kết quả đó có thể là tài sản, tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá ), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn khoa học, kĩ thuật )
    Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thức đầu tư cũng ngày một đa dạng hơn. Trong một nền kinh tế đóng, nguồn vốn đầu tư để phát tiển kinh tế chỉ có thể dựa vào nguồn vốn huy động trong nước( vốn tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp , vốn tích luỹ trong dân ). Nhưng trong nền kinh tế mở cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài vốn trong nước còn có sự đóng quan trọng của nguồn vốn nước ngoài. Sự phát tiển nhanh chóng của các nước NICs, ASEAN trong hai thập kỷ gần đây cho thấy ý nghĩa của hoạt động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Ngay cả đối với những nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp cũng vừa đầu tư ra nứơc ngoài vừa tranh thủ thu hút đầu tư quốc tế.
    2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
    " Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư , cùng các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và lợi nhuận"
    Về bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức được các tập đoàn nước ngoài sử dụng triệt để trong chính sách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hiện nay.
    ĐTTTNN là xu thế tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược. Việc các nước phát triển đầu tư ra nước ngoài trước hết vì quyền lợi của chính họ. Các nước phát triển đàu tư ra nước ngoài để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên cũng phải khẳng định một điều: các nước tiếp nhận đầu tư cũng vì quyền lợi của bản thân mình. Tóm lại đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại quyền lợi cho cả hai bên (bên đầu tư , bên tiếp nhận đầu tư ) vì vậy nó sẽ phát triển một cách bền vững và lâu dài.
    3.Tác động của FDI đối với các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng.
    a) FDI bù đắp sự thiếu hụt vốn và ngoại tệ:
    Đối với các nước kém phát triển để phát triển kinh tế thì việc cần phải làm là tạo được cú huých đủ mạnh để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Tuy nhiên để tạo được cú huých đó các nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn và kĩ thuật. Vốn là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập , tăng tích luỹ cho sự phát triển toàn xã hội. Nhưng để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Như vậy vốn nước ngoài sẽ là một cú huých để đột phá "cái vòng luẩn quẩn". Trong đó FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà ít gây nợ nần.
    b) FDI mang lại công nghệ và trình độ kĩ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận vốn đầu tư .
    Công nghệ mới ra đời và phát triển như vũ bão chất xám trở thành thông số chủ yếu để tính giá thành sản phẩm và tất yếu là giá thành sản phẩm thô, nguyên liệu sơ chế giảm một cách đáng kể. Đây là xu thế tất yếu của thời đại- xu thế này đe doạ hướng xuất khẩu nguyên liệu thô và nguyên liệu sơ chế của các nước đang phát triển. Như vậy để thoát khỏi đói nghèo không còn con đường nào khác, chúng ta cần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mình. Muốn thực hiện CNH-HĐH thì điều kiện kiên quyết là phải có công nghệ. Xét về lâu dài thì đây là một lợi ích căn bản nhất cho nước tiếp nhận đầu tư . Đứng trên giác độ công nghệ mà nói con đường để có công nghệ nhanh nhất, tốn ít vốn nhất đồng thời độ rủi ro thấp nhất là thông qua con đường thu hút FDI -thực hiện chuyển giao công nghệ.
    Trên thực tế FDI không chỉ thúc đẩy sự đổi mới vê công nghệ ở các nước tiếp nhận đầu tư mà còn góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao.
    Hơn thế nữa FDI còn đem lại kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh và trình độ kĩ thuật cao cho các đối tác trong nước tiếp nhận đầu tư thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước đầu tư , thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo kĩ sư, những nhà quản lý có chuyên môn, trình độ để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.
    c) FDI tạo ra công ăn việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư :
    Thực ra đây là tác dộng kép: tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động tạo điều kiện taưng tích luỹ trong nước.
    FDI trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc thu hút lao động vào các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Qua mối quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế trong nước FDI còn gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động khác bằng các hoạt động: thu mua nguyên vật liệu , gia công, dịchvụ Tuy nhiên sự đóng góp của FDI vào việc tạo công ăn việc làm còn phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận đầu tư như về phong tục tập quán, văn hoá, chính sách, khả năng kĩ thuật
    d) FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
    Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp cũng là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với thời đại.
    FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên minh liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sụ phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI .FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề mới, nâng cao trình độ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động
    Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là ĐTTTNN đối với sự phát triển kinh tế ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế Việt Nam đã tiến hành các biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Cho đến nay sau 13 năm tiến hành thu hút ĐTTTNN chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại cần phải có biện pháp tháo gỡ . Một trong những biện pháp nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đó là đa dạng hoá hình thức đầu tư . Hiện nay ở Việt Nam theo pháp luật quy định thì có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
    ã Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
    ã Doanh nghiệp liên doanh.
    ã Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàI.
    ã Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT Build-operate-transfer)
    ã Xây dựng-chyển giao-kinh doanh (BTO).
    ã Xây dựng-chuyển giao(B-O).
    ã Hình thức khu chế xuất ( export processing zone ).
    ã Hình thức khu công nghiệp ( Industrial Zone ):

    Trong các hình thức trên KCN-KCX tỏ ra là có triển vọng trong thu hút và sử dụng có hiệu quả ngồn vốn FDI đồng thời hai hình thức này lại rất phù hợp với những điều kiện kinh tế -xã hội của Việt Nam hiện nay.
    II- Tổng quan về Khu công nghiệp và Khu chế xuất:
    Khái niệm :
     
Đang tải...