Tiểu Luận Sự hình thành và phát triển của phật giáo

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự hình thành và phát triển của phật giáo

    LỜI MỞ ĐẦU
    Phật giáo là một tôn giáo, đồng thời là một trường phái triết học thời cố đại Ấn độ. Phật giáo ra đời vào thế kỷ VI TCN trong làn sóng chống lại sự thống trị của tâng lớp tăng lữ Bà - la - Môn và chế độ đẳng cấp hà khắc lúc bấy giờ. Người sáng lập ra phật giáo lúc bấy giờ là Thích - Ca - Mâu - Ni.
    Thích - Ca - Mâu - Ni(Sakyamuni), tên thật là Tất - Đạt - Đa (Siddhartha), họ Cổ - Đàm(Gotama), con vua Tịnh - Phạn, một nước nhỏ miền bắc Ấn Độ xưa, nay thuộc đất Nê Pan. Tương truyền ông sinh vào ngày 8 tháng 4 năm 563 TCN và mất vào năm 483 TCN, thọ 80 tuổi.
    Nhận thấy nỗi bất công của chế độ đẳng cấp, Buồn khổ vì cái vòng sinh, lão, bệnh, tử của người đời, mong muốn được giải thoát khỏi cảnh khổ đó, ông đã từ bỏ cuộc sống quý tộc cung đình, để đi tu. Qua nhiều năm tu hành, ông tự thấy là đẵc thấu hiểu được căn nguyên nỗi khổ ở đời và con đường chân chính dứt bỏ được nôĩ khổ đó. Những suy tư này được thể hiện trong thuyết " Tứ diệu kế" của ông. Thấu hiểu được chân lý ấy, ông trở thành phật (Buddha).
    Sau khi ông mất, những học trò của ông đẵ họp nhiều lần, ghi chép lại và lý giải những điều phật dạy. Những điều ghi chép này được gọi là kinh điển của Phật giáo. Căn cứ vào nội dung, kinh điển này được chia làm ba bộ phận được gọi là Tam Tạng gồm (Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng).
    Phật giáo đẵ tồn tại hơn hai nghìn năm, gồm nhiều tông phái, lại được truyền bá qua nhiều nước trong những điều kiện lịch sử khác nhau, do đó nhiều giáo lý Phật giáo có sự giải thích khác nhau.
    Đạo phật đã tồn tại ở Ấn độ cách đây hàng nghìn năm và sư truyền bá của đạo phật tới khắp cõi Á Đông, trong đó có Việt Nam.
    Đạo phật thực chất là một triết học, sau này được tôn giáo hoá nhưng đạo Phật là một tôn giáo phật, một phương pháp giáo hoá con người, một phương pháp tu dướng dạy cho con người một triết lý sống, một cuộc sống có đạo lý, có lý tưỏng cao cả và đầy lòng vị tha.
    Mục đích cả đạo Phật là giải thoát, giải phóng con người khỏi xiềng xích tham dục, mà tham dục đã làm cho con người bị tha hoá.
    SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO
    Kể từ khi gia đời cho đến nay, những đạo lý của Phật giáo đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, số phận của con người. Tại Việt Nam những ảnh hưởng của đạo Phật biểu hiện rõ nét nhất ở đời nhà lý, nhà Trần và cho đến nay. Đạo Phật là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên một nền văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá đầy tính nhân sinh tốt đẹp. Chính điều đó đẵ làm cho bản sắc dân tộc Việt Nam, tâm hồn Việt Nam không nhừng phát triển trong thế giới hôm nay và thế giới ngày mai.
    Bên cạnh nhữg mặt tích cực mà đạo Phật mang lại như dạy cho con người biết từ bi, bác ái, sống vị tha, . hay những cống hiến đáng kể trong sự chiến thắng của hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta, thì đạo Phật còn thể hiện những khía cạnh còn hạn xã hội chế. Cái hạn chế ấy còn năm ở bản chất , giáo lý, nội dung tôn giáo Phật mà những nội dung ấy, tôn giáo ấy người ta hiếu sai đi trở thành mê tín dị đoan, một số kẻ thù đẵ lợi dụng để chống phá, xuyên tạc chúng
    Vì vậy để hiểu con người Viềt Nam, chủ nghĩa nhân dân Việt Nam, đạo đức trí tuệ Việt Nam, đồng thời làm chủ cuộc sống của mình, phát huy nững mặt tích cực, cảnh giác với những âm mưu phá hoại của kể thù, góp phần xây dựng một xẵ hội văn minh.
    Qua những vấn đề cơ bản trong phật học, ta thấy Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa – Phật Pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ bi, hỷ, xả, con người Phật. Vì thế vấn đề nhân vị trong đạo phật là một vấn đề quan trọng vì Đạo phật cho rằng con người là tất cả, con người quyết định số phận của mình, quyết định hình thái xã hội. Con người ác chỉ biết lợi mình hại người tạo ra một xã hội với áp bước bất công. Con người thiện, sống vị tha xây dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh.
    Người học Phật, tu phật hàng ngày phải sống với đạo, thực nghiêm đạo, không một phút nào xa lìa đạo. Trong mọi hoạt động của thân, ý đều phải gắn với Đạo, thể hiện Đạo. Với cách sống như thế, người tu hành luôn luôn là người dũng cảm có đủ nghị lực chiến thắng ngũ dục, chiến thắng những bất công áp bức. Và một đặc điểm lớn nhất của đạo phật là suốt đời phật không bao giờ tự nhận là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho loài người. Phật nói: con người ai ai cũng có phật tính. Trước người đã có hăng hái sa số phật.
    Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội kinh tế như lịch sử phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng.
    Như vậy, Đạo phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý phật, con người vị tha, từ, bi, hỷ, xả xẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể.
    Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...