Tài liệu Sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lănh đạo đă giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội của đất nước đă có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao.
    Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lư và thị trường thế giới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đă được xác định và cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, mở đầu cho việc thu hót có hiệu quả và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
    Trong gần mười lăm năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đă đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế đang kinh doanh năng động, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và chất lượng cao, tạo thêm thế và lực cho Việt Nam chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
    Trong các thành tựu nói trên, pháp luật đầu tư nước ngoài có sự đóng góp to lớn. Pháp luật đầu tư nước ngoài đă tạo dựng được khung pháp lư cơ bản, điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng về cơ bản yêu cầu của thực tiễn, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
    Tuy nhiên, nhu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới đă và đang đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành. Bên cạnh đó, chính sách nhất quán thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đă được khẳng định lại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển [27, tr. 330].
    V́ vậy, việc nghiên cứu đề tài Sự h́nh thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay mang tính cấp thiết, không những về lư luận, mà c̣n là đ̣i hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Thuật ngữ Luật Đầu tư nước ngoài trong luận án này được hiểu là pháp luật đầu tư nước ngoài, trong đó đạo luật về đầu tư nước ngoài (năm 1987 và năm 1996) là văn bản pháp lư quan trọng nhất.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu
    Trong thời gian qua, một số tác giả đă có các công tŕnh nghiên cứu về Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như: tác giả Hoàng Phước Hiệp có Luận án Tiến sĩ luật học năm 1996 về Cơ chế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; tác giả Lê Mạnh Tuấn có Luận án Tiến sĩ luật học năm 1996 về Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; tác giả Nguyễn Hải Hà có Luận án Tiến sĩ luật học năm 2000 tại Pháp về Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Bé Kế hoạch và Đầu tư cho in tập bài giảng năm 2000: Những vấn đề cơ bản về quản lư đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Bé Tư pháp có Dự án VIE/94-03 năm 1998 - Tập II - Phần I: Pháp luật về các loại h́nh doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Bé Kế hoạch và Đầu tư có Dự án VIE/97-016 năm 1997: Tăng cường môi trường pháp lư cho hoạt động kinh doanh, trong đó có đề tài nhánh về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
    Tuy nhiên, các công tŕnh nói trên chỉ đề cập đến khía cạnh cơ chế điều chỉnh pháp luật đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư nước ngoài hoặc quản lư nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Chưa có công tŕnh nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về sự h́nh thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống sự h́nh thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài, đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển và kiến nghị phương hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian tới.
    Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu luận án có các nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ các khái niệm: Đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đặc điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài và vai tṛ, vị trí của nó trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    - Phân tích, làm rơ sự h́nh thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài qua từng thời kỳ lịch sử; đánh giá thực trạng của pháp luật đầu tư nước ngoài về cả ưu điểm và hạn chế.
    - Dù báo xu hướng phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài và từ đó, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu sự h́nh thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ lư luận chung về Nhà nước và pháp luật. Thuật ngữ Luật Đầu tư nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng gồm ba bộ phận: thứ nhất, đạo luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài (được Quốc hội ban hành năm 1987 và 1996 cũng như các đạo luật sửa đổi, bổ sung hai đạo luật này) và các văn bản trực tiếp hướng dẫn thi hành; thứ hai, các chế định điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định trong các đạo luật khác như chế định phá sản trong Luật Phá sản doanh nghiệp, chế định lao động trong Bộ luật Lao động .; thứ ba, các điều ước quốc tế mà Việt nam kư kết hoặc gia nhập điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
    Về thời gian, luận án nghiên cứu những vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1975 đến nay.
    4. Cơ sở lư luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lư luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lư của Nhà nước, theo định hướng xă hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta; những thành tựu của các khoa học: triết học, kinh tế học, luật học và đặc biệt của khoa học quan hệ kinh tế quốc tế .
    Luận án được tŕnh bày dùa trên cơ sở nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật đầu tư nước ngoài của Nhà nước, các báo cáo tổng kết về t́nh h́nh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ; các công tŕnh nghiên cứu về pháp luật đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh pháp luật, dự báo để nghiên cứu những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Đây là luận án Tiến sĩ luật học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về sự h́nh thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả dự báo xu hướng phát triển và kiến nghị phương hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận án:
    1. Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và vai tṛ, vị trí của nó trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    2. Tŕnh bày quá tŕnh h́nh thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1975 đến nay.
    3. Đánh giá thực trạng của pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành xét trong tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, phân tích những ưu điểm và hạn chế của nó và dù báo xu hướng phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài.
    4. Đề cập các nguyên tắc hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài, đồng thời dự báo lé tŕnh và nội dung hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
    6. Ư nghĩa lư luận và thực tiễn của luận án
    Thông qua những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của ḿnh vào sự phát triển của kho tàng lư luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và pháp luật đầu tư nước ngoài nói riêng. Với việc dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp phát triển pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc đổi mới pháp luật đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ đổi mới hệ thống pháp luật nói chung của Việt Nam, theo hướng tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sức cạnh tranh cao hơn trong việc thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các nước trong khu vực. V́ vậy, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy về lư luận pháp luật đầu tư nước ngoài cũng như đào tạo cán bộ chuyên ngành về pháp luật đầu tư nước ngoài thuộc các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Địa chính, Hải quan, Thương mại .
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm 187 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có 3 chương, 9 mục.

    Chương 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯ LUẬN VỀ SỰ H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
    PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

    1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
    1.1.1. Tính tất yếu khách quan của việc thu hót đầu tư nước ngoài
    Trong lịch sử thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đă xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI. Các nước tư bản phát triển nhất thời kỳ đó như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đă đầu tư vốn vào các nước châu Á, châu Phi . để mở đồn điền, khai thác khoáng sản, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển th́ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước công nghiệp phát triển ngày càng có phạm vi, quy mô lớn hơn với những h́nh thức ngày càng phong phú hơn.
    Trong thế kỷ thứ XIX, các nước tư bản phát triển đă tích lũy được những khoản tư bản khổng lồ. Đó là tiền đề quan trọng cho việc xuất khẩu tư bản. Theo nhận định của V.I. Lênin trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc - Giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, th́ xuất khẩu tư bản là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tức chủ nghĩa tư bản độc quyền. V.I. Lênin cho rằng, chủ nghĩa tư bản tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao, v́ tư bản hăy c̣n Ưt, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ [45, tr. 456].
    Khoa học kinh tế đă chỉ ra rằng, đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan. Khi quá tŕnh tích tụ và tập trung tư bản đạt đến một mức độ nhất định, sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây chính là quá tŕnh phát triển của sức sản xuất xă hội, đến độ vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, theo quy luật sẽ h́nh thành quy mô sản xuất xuyên quốc gia. Để tăng thêm lợi nhuận, các nhà tư bản ở các nước phát triển phải thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thời gian đầu thường là vào các nước lạc hậu hơn, v́ ở đó các yếu tố đầu vào của sản xuất c̣n rẻ, lợi nhuận thu được thường cao hơn.
    Khi đưa ra Chính sách kinh tế mới V.I. Lênin đă cho rằng, những người cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản thông qua h́nh thức tư bản nhà nước. Theo quan điểm này, nhiều nước đă chấp nhận phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế, v́ như thế có thể đi nhanh hơn là tự thân vận động hay đi vay vốn để mua lại kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, mức độ bóc lột của các nước tư bản cũng c̣n tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xă hội của các nước tiếp nhận tư bản. Nếu như trước đây, hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật của chính họ, th́ ngày nay, các nước nhận đầu tư đă là các quốc gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo pháp luật, sự quản lư của chính phủ nước sở tại và thông lệ quốc tế.
    Một khó khăn lớn của hầu hết các nước đang phát triển trong đó có nước ta là thiếu vốn đầu tư. Có thể nói, vốn đầu tư là yếu tố quyết định để các nước này đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất của nhân dân. Ở các nước đang phát triển, nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên thường chưa được sử dụng hết hoặc không được sử dụng v́ thiếu các điều kiện vật chất cho quá tŕnh lao động, sản xuất. Bản thân các nước đang phát triển lại Ưt có khả năng tự tích lũy v́ năng suất lao động thấp, sản xuất hầu như không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong hoàn cảnh như vậy, nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ư nghĩa quan trọng đối với bước phát triển ban đầu của các nước này. Đặc biệt, trong xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới hiện nay, các nước đang phát triển bị đặt vào t́nh huống phải tạo được tốc độ phát triển nhanh để đuổi kịp các nước phát triển và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nguy cơ tụt hậu không cho phép các nước đang phát triển được chậm trễ hay có cách lùa chọn nào khác. Trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều quốc gia có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, th́ các nước đang phát triển có cơ cơ hội tranh thủ nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển kinh tế.
    Ngoài các đặc điểm chung của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam c̣n có những đặc thù riêng của một đất nước đă phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt. Nền kinh tế sau chiến tranh đă bị tàn phá nặng nề, lại vấp phải những sai lầm nghiêm trọng trong quản lư và điều hành cả trên tầm vĩ mô và vi mô của thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp, nên đă rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trong thời gian dài trước năm 1990, Việt Nam không có tích lũy từ trong nội bộ nền kinh tế. Một phần lớn tích lũy phải dùa vào vay nợ và viện trợ chủ yếu của Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu trước đây, sau này là từ nhiều chính phủ và các tổ chức trên thế giới.
    Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lư tiên tiến của nước ngoài. Đây là điểm nót để nước ta thoát ra khỏi cái ṿng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của nhân tố bên ngoài, biến nó thành nhân tố bên trong, th́ quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Có thể nói rằng, ở đâu và nước nào thu hót được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, th́ ở nước đó, nền kinh tế đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. V́ vậy, trên thế giới đang diễn ra một cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Trong điều kiện cụ thể của nước ta, nơi có những tiềm năng to lớn về lao động, tài nguyên . nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng, th́ việc thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài lại càng mang tính tất yếu khách quan và có ư nghĩa vô cùng quan trọng. Muốn đạt được mục đích thu hót nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm quư báu của nhiều nước cho thấy, Việt Nam cần phải tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị và thực hiện cải cách nền kinh tế để từng bước hội nhập vào quỹ đạo phát triển kinh tế thế giới.
    1.1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài bằng pháp luật
    Trong xă hội, pháp luật là một phương tiện quan trọng bậc nhất không thể thay thế để điều chỉnh các quan hệ xă hội, tổ chức, quản lư đời sống xă hội, bảo đảm cho xă hội ổn định, phát triển, phù hợp với những mục đích mà Nhà nước và xă hội đặt ra. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Điều 2 quy định: Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân và Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước quản lư xă hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN .
     
Đang tải...