Tiểu Luận Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường


    PHẦN MỞ ĐẦU

    Phật giáo được khởi nguyên từ Ấn Độ, sau truyền qua Trung Quốc - một đất nước phồn thịnh, đất rộng người đông, vốn sẵn có một nền văn minh truyền thống, cổ xưa từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền Hán. Song phải đến thời Hậu Hán, Phật giáo mới chính thức được du nhập tới miền đất này. Nhờ nguồn giáo lý cao diệu của mình, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nếp sống tình cảm cũng như tư tưởng của người dân Trung Quốc. Chẳng bao lâu Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được địa vị của Nho giáo và Đạo giáo. Cho tới thời nhà Đường thì Phật giáo trở thành tôn giáo trọng yếu nhất của Trung Quốc.
    Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc không chỉ bó hẹp phát triển ở trong nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá phương đông thì "Phật giáo Trung Quốc là một kho tàng phong phú nhất của nền tư tưởng Á Đông. Muốn khảo cứu văn hoá Á Đông, phải tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc bởi chính Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Quốc nói riêng là tinh tuý của nền văn hoá Á Đông". Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập chuyên đề Phật giáo Trung Quốc là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    Thông thường khi nói tới Phật giáo là nói tới giáo chủ, giáo lý và giáo đoàn. Giáo đoàn Phật giáo có thể được chia theo địa lý: hình thành phái Nam truyền và phái Bắc truyền. Giáo đoàn Phật giáo cũng có thể được chia theo giáo lý đạo Phật: hình thành phái Tiểu thừa và phái Đại thừa. Quà trình phát triển của giáo đoàn Phật giáo được gắn liền với sự phát triển của giáo lý đạo Phật. Các trường phái khai thác tư tưởng của giáo chủ ở mức độ khác nhau sẽ có các giáo lý khác nhau. Càng về sau này thì giáo đoàn Phật giáo càng phong phú hơn và có ý nghĩa chính trị sâu sắc hơn. Vấn đề đặt ra là vậy giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc đã có quá trình hình thành, phát triển như thế nào trong thời cổ trung đại? Điều đó thực sự đã lôi cuốn em, khiến em cảm thấy thích thú với đề tài “Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường". Hay nói một cách khác đi sâu tìm hiểu giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời kỳ du nhập; hình thành, bản địa hoá tới thời kỳ chín muồi qua đó thấy được sự phát triển cũng như những vai trò trong xã hội của giáo đoàn Phật giáo là nội dung chính trong bài tiểu luận của em.
    Đề tài được hoàn thành do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo trong suốt quá trình học tập chuyên đề. Với trình độ còn hạn chế của một sinh viên mới bước đầu tập sự làm khoa học, chắn hẳn bài tiểu luận sẽ có nhiều thiếu sót. Kính mong cô giáo chỉ bảo và giúp đỡ.
    Do nội dung cũng như mục đích của đề tài như vậy nên em lựa chọn phương pháp lịch sử là phương pháp chính để hoàn thành bài tiểu luận.



    A. Phần mở đầu
    B. Phần nội dung
    I. Vài nét về Phật giáo cổ Trung Đại Trung Quốc (Thế kỷ I đến thế kỷ XVIII)
    1. Vài nét về sự ra đời của Phật giáo
    2. Phật giáo Cổ Đại Trung Quốc
    II. Sự hình thành và phát triển của giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời Hán đến thời Đường.
    1. Thời kỳ sơ khai của giáo đoàn Phật giáo - nhà Hán.
    2. Bốn thời kỳ tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển của giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc.
    a. Thời Tấn (265-317).
    b. Thời Nam Bắc Triều (420-588).
    c. Thời Đường (618-907).
    d. Thời Minh (1368-1667).
    C. Thay lời kết luận
     
Đang tải...