Tiểu Luận Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    ​Trong 5 năm qua kể từ khi Bộ Chính Trị ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và Chính Phủ ra Nghị Quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM) trong đó xác định “CNPM là ngành công nghệ được khuyến khích đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp là CNPM” cho đến nay có thể nói CNPM đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn.
    Nhờ những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội, trong 5 năm qua ngành CNPM của chúng ta đã có nhiều khởi sắc.
    Đi sâu vào tình hình phát triển của các DNPM, có thể thấy vài năm gần đây CNPM Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều DNPM, điển hình trong đó có các công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75-100%/năm. Số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người. Cả nước cũng đã có khoảng 10 DNPM có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DNPM có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có 2 DNPM cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-S, 5 DNPM đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001. Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM,CMMI hoặc ISO vào năm tới. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các DNPM Việt Nam.
    Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở kinh doanh được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu.
    Nhìn trên bình diện thực tế của Việt Nam, Vụ công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) cho rằng, mặc dù CNPM chưa thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, song hiện tại lại xuất hiện một số nhân tố thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ngành CNPM nói chung và các DNPM nói riêng.Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, điều này mở ra những thách thức lớn, đồng thời lại cũng là cơ hội lớn. Thêm vào đó, Việt Nam lại nằm ở khu vực năng động nhất thế giới về CNTT, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế, chính trị ổn định, hội tụ tất cả các yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển các DNPM trong bối cảnh bất ổn chính trị và nạn khủng bố đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.


    KẾT LUẬN
    ​ Tạo môi trường thuận lợi để DNPM hình thành và phát triển là một nhiệm vụ lớn không những của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi doanh nghiệp.
    Riêng từ phía Nhà nước, với ngành còn rất mới như Công nghiệp Phần mềm, hỗ trợ phát triển các DNPM lại càng cần thiết, để giúp ngành CNPM và các DNPM nhanh chóng vượt qua “ngưỡng”, phát triển nhanh hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Với vai trò “bà đỡ” cho phát triển ngành CNPM, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng mà không tổ chức, hiệp hội hay doanh nghiệp nào đó có thể thay thế được trong cơ chế thị trường hiện nay. Thành công của các DNPM trong 5-10 năm tới phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của lãnh đạo và những con người cụ thể đang thực thi những công việc cụ thể của ngày hôm nay, vào đội ngũ các doanh nghiệp và khả năng chinh phục thị trường.
    Nếu không có gì thay đổi, đầu tháng 11 này Việt Nam sẽ chính thức được xét tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), đây là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng trong khuôn khổ chung của các thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thông tin này được đại sứ Ngô Quang Xuân, trưởng đoàn Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho báo giới biết. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các DNPM cần nắm bắt thông tin, tham gia thị trường để tạo cơ hội làm ăn và tạo tiền đề cho phát triển doanh nghiệp. Còn về phía bản thân các DNPM, có thể nói, những con số tổng kết 5 năm của các DNPM là những đánh giá quan trọng để chúng ta nhìn lại và xây dựng những bước đi tiếp theo vững chắc. Cơ hội đã có, cả thị trường nước ngoài, thị trường trong nước đều đang có những cơ hội cho các DNPM. Hy vọng trong một thời gian không xa, DNPM Việt Nam không những khẳng định được tên tuổi của mình trong khu vực mà còn có thể tự khẳng định trên toàn thế giới.
     
Đang tải...