Tài liệu Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin
    1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
    Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, quần chúng lao động luôn ước mơ, mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng, công bằng, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Vì vậy, họ liên tục đấu tranh để thực hiện ước mơ, khát vọng đó. Nhiều tư tưởng tiến bộ và nhân đạo đã hình thành và phát triển để dẫn dắt cuộc đấu tranh của quần chúng lao động.
    Đến giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một lí luạn khoa học dẫn đường. Chủ nghĩa Mác đã ra đời và đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó.
    ã Đôi nét về những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin
    C. Mác (Karl Maxc, 1818 – 1883) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Tơria, vùng Ranh của nước Đức. Ngay từ lúc còn học trung học, C. Mác đã thể hiện là một thanh niên tài năng, biết gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của mọi người, ông đã theo học Đại học ở Bon và Béclin. C. Mác đã say sưa đọc các tác phẩm của Cantơ, Vônte, Rutxô, Hêghen. Ông nhận thấy ở Hêghen và PP tư duy, là phép biện chứng và tư tưởng phát triển, nhưng Hêghen là nhà duy tâm nên ông đã coi cơ sở của mọi cái hiện tồn tại là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, của “cái tinh thần tuyệt đối”.
    Ph. Ăngghen (Friedrich Engles, 1820 – 1895) là người Đức: Nhà lí luận, nhà chính trị, nhà triết học duy vật biện chứng, lãnh tụ của giai cấp vô sản quốc tế, người cùng C. Mác sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.
    V.I. Lênin (Vladimir Ilich Lenin, 1870 – 1924) là người Nga: Nhà lý luận, nhà chính trị, nhà triết học duy vật biện chứng, người bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết, lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và giai cấp vô sản Quốc tế.
    Các Mác và Ph. Engles đã kế thừa có phê phán những thành tựu khoa học và những giá trị tư tưởng của nhân loại đạt được trước đó. Bằng lao động khoa học và sáng tạo, hai ông đã phân tích xã hội tư bản, tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các Mác và Engles đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Và sau đó học thuyết này đã được Lênin bảo vệ và phát triển toàn diện trong điều kiện mới.
    Vậy chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết chính trị do Các Mác, Engles sáng lập ra và được Lênin phát triển và hoàn thiện.
    Kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhân thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
    Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết rộng lớn về mọi lĩnh vực nhưng khi xem xét nó với tư cách là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại thì chủ nghĩa Mác – Lênin gồm ba bộ phận cấu thành.
    2. Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác – Lênin
    - Triết học Mác – Lênin
    - Kinh tế chính trị Mác – Lênin
    - Chủ nghĩa xã hội khoa học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...