Thạc Sĩ Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài

    Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và chủ động hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, mô hình các khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời và trong thời gian qua khu công nghiệp đã nhanh chóng tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trong vùng và góp phần tăng trưởng bền vững nền kinh tế xã hội cả nước. Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp để tổ chức lại nền sản xuất và đời sống xã hội phù hợp là biện pháp của Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội VIII, với đường lối đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
    Các nhà kinh tế cho rằng chỉ có phát triển khu công nghiệp mới là nơi đón nhận và ứng dụng nhanh nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý tay nghề cho người lao động, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
    Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài và huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng, thì việc phát triển khu công nghiệp có vai trò rất quan trọng. Khu công nghiệp phát triển sẽ tác động đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
    Thanh Hoá là tỉnh đất rộng (với diện tích tự nhiên 11.168 km2) và người đông (Dân số: trên 3,7 triệu người), kinh tế nông nghiệp và dân số sống ở nông thôn đang chiếm tỉ lệ cao, do vậy việc thực hiện công nghiệp hoá và công nghiệp hoá nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá. Nằm ở vị trí của ngõ giao lưu kinh tế giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam, gần với vùng kinh tế động lực miền Bắc (Hà Nội- Hải phòng- Quảng Ninh), có cảng biển nước sâu Nghi Sơn là đầu mối hàng hải quan trọng, Thanh Hoá có đủ điều kiện và khả năng vươn ra phát triển kinh tế với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực, hơn nữa Thanh Hoá là tỉnh có tài nguyên đất, nước, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào là tiềm năng cho phát triển kinh tế và phát triển các khu công nghiệp. Trong thời gian qua nền kinh tế Thanh Hoá đang tiếp tục phát triển với tốc độ khá và tương đối hoàn thiện, tốc độ tăng GDP hàng năm 8,9% (Thời kỳ 1996-2000: 7,3%), tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 2001-2005: 17,7%. Sự phát triển của khu công nghiệp trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu của các ngành và lãnh thổ công nghiệp trong tỉnh.
    Tuy nhiên để nghiên cứu về tình hình phát triển và phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sự phát triển khu công nghiệp gắn với địa lý kinh tế xã hội để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường, thì chưa có một công trình nào có ý nghĩa và đánh giá đúng mức.
    Vì vậy nghiên cứu tổng quan về quá trình phát triển và phân bố, triển vọng và giải pháp phát triển của các khu công nghiệp trên bình diện cả nước cũng như riêng Thanh Hoá là việc làm hết sức ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Thanh Hoá.

    II . Lịch sử nghiên cứu đề tài
    ở nước ta, các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển khu công nghiệp có thể kể vài công trình đã đề cập đến như : Một số vấn đề địa lý công nghiệp – PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ -Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Vụ giáo viên 1995. Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam- PGS.TS Lê Thông- NXB Giáo dục 2001. Phát triển khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc- Kỷ yếu hội thảo khoa học, tháng 6/ 2004 vv.
    ở Thanh Hoá, nhiều công trình nghiên cứu về khu công nghiệp với những khía cạnh khác nhau và mức độ cũng rất đa dạng, chẳng hạn tài liệu: Các khu công nghiệp Thanh Hoá - UBND tỉnh Thanh Hoá, Chuyên đề các khu công nghiệp Thanh Hoá- Cục thống kê Thanh Hoá, Báo cáo về sự phát triển các khu công nghiệp Thanh Hoá - Ban quản lý các khu công nghiệp Thanh Hoá vv. Các công trình trên đã phán ánh phần nào về thực tế phát triển khu công nghiệp Thanh Hoá hiện nay, nhưng chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội để giải quyết một cách hoàn chỉnh, có hệ thống các vấn đề nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển khu công nghiệp. Cũng xuất phát từ đây mà tác giả xin mạnh dạn chọn vấn đề này để đề cập trong quá trình nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội địa phương của mình.
    III . Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở vận dụng lý luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, về khu công nghiệp tập trung trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
    Đánh giá tổng hợp các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp.
    Phân tích thực trạng phát triển của khu công nghiệp và những mối liên hệ sản xuất lãnh thổ của các khu công nghiệp ở Thanh Hoá
    Đưa ra những những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu công nghiệp phù hợp với phương án quy hoạch chung đã được hoạch định, tiến tới phát triển bền vững khu công nghiệp.
    IV. Nhiệm vụ củA đề tài
    - Đánh giá điều kiện phát triển khu công nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Thanh Hoá .
    - Phân tích đặc điểm phát triển khu công nghiệp ở Thanh Hoá qua việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của 8 khu công nghiệp: Lễ Môn, Bỉm Sơn,Vân Du- Thạch Thành, Nghi Sơn, Lam Sơn- Mục Sơn, Đình Hương- Tây Bắc ga, Bắc Hoàng Long, Thanh Tân- Như Thanh, đặc biệt là 3 khu đã được Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư là khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương và Nghi Sơn; phân tích mối liên hệ kinh tế, xã hội trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ giữa các khu công nghiệp.
    - Đánh giá triển vọng phát triển của khu công nghiệp ở Thanh Hoá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp bền vững và có hiệu quả.


    V. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Do nguồn tài liệu và thời gian thực hiện đề tài cũng như các yếu tố khách quan khác, tác giả đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giới hạn ở một số nội dung sau :
    Về nội dung : Đề tài tập trung vào phân tích tổng hợp hoạt động và giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở Thanh Hoá, trọng tâm ở 3 khu đã được Chính phủ phê duyệt và hoạt động có hiệu quả là: Khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương, Nghi Sơn, và các khu công nghiệp khác như: Bỉm Sơn, Lam Sơn – Thọ Xuân.
    Về thời gian : Đề tài tập trung phân tích số liệu từ khi các khu công nghiệp có quyết định thành lập năm 1998 đến năm 2004.
    VI . Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, phép duy vật biện chứng và lý luận về địa lý kinh tế-xã hội, tác giả đã dựa trên các quan điểm sau đây để nghiên cứu đề tài:
    VI .1. Các quan điểm nghiên cứu
    1.1. Quan điểm tổng hợp :

    Quan điểm tổng hợp đòi hỏi phân tích đối tượng nghiên cứu như một hệ thống trong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành .
    Sự phát triển của khu công nghiệp một địa phương gắn liền với sự hình thành và phát triển của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói chung và khu công nghiệp cả nước nói riêng.
    Kết quả tác động qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố khu công nghiệp ở một địa phương tạo nên đặc điểm hiện trạng khu công nghiệp ở chính địa điểm đó.
    Sự phát triển của khu công nghiệp ở một địa phương diễn ra trong mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật của toàn ngành công nghiệp nói chung và mối liên hệ sản xuất lãmh thổ với các khu công nghiệp và các ngành kinh tế khác, khu công nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển và kéo theo là các ngành kinh tế khác, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
    1.2. Quan điểm lãnh thổ :
    Mỗi hệ thống sản xuất công nghiệp đều gắn với một lãnh thổ nhất định. Hệ thống đó lại bao hàm những bộ phận lãnh thổ nhỏ hơn có liên quan mật thiết với nhau. Hệ thống chung đó lại là một bộ phận của một hệ thống lãnh thổ lớn hơn .
    Vị trí địa lý lãnh thổ của một địa phương tạo nên khả năng kết hợp lợi thế các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ. Quan điểm lãnh thổ sẽ giúp chúng ta xem xét mức độ khả năng kết hợp đó. Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ là khu vực tập trung chủ yếu nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng, tài nguyên biển, đất đai cùng với nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn của đất nước. Các khu công nghiệp Thanh Hoá có thể tạo ra được nhiều lợi thế nhờ khả năng kết hợp các nguồn tài nguyên trên địa bàn. Ngoài ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi (như các cảng nước sâu Nghi Sơn, hệ thống điện, nước, hệ thống giao thông vv), tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Nhờ vị trí địa lý lãnh thổ của Tỉnh mà các khu công nghiệp Thanh Hoá có thể phát huy lợi thế, để giao lưu mở rộng thị trường cho các ngành trong khu công nghiệp, mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và với các nước trong khu vực.
    1.3. Quan điểm sinh thái :
    Điều kiện tài nguyên là nguồn lực cơ bản đối với các ngành công nghiệp có định hướng tài nguyên như ngành vật liệu xây dựng, và nguồn nguyên liệu cùng với các nguồn lực kinh tế- xã hội khác có vị trí quan trọng đối với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến, công nghiệp da giầy, dệt may vv Do vậy khai thác tài nguyên và các nguồn lực khác để phát triển các ngành trong khu công nghiệp phải là để tiến tới phát triển bền vững các ngành này. Phát triển và tiến hành sản xuất trong khu công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường là điều được đề tài hết sức quan tâm. ứng dụng những thành tựu của công nghệ khai thác tiên tiến để khai thác thế mạnh tài nguyên trên lãnh thổ nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội mà không gây ô nhiễm môi trường đó là mục tiêu phát triển của khu công nghiệp Thanh Hoá.
    1.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
    Mọi sự vật hiện tượng địa lý đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên cứu đề tài này để cắt nghĩa được sự thay đổi, phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong quá khứ, hiện tại trong từng giai đoạn. Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Thanh Hoá phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế của Tỉnh, của cả nước trong công cuộc đổi mới dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng. Từ đó hoạch định triển vọng phát triển của ngành trong tương lai. Triển vọng phát triển của khu công nghiệp Thanh Hoá là hoàn toàn có cơ sở để tin cậy dựa trên việc phân tích nguồn lực bên trong, hiện trạng và các yếu tố bên ngoài (xu thế của thời đại là phát triển và hội nhập).
    VI. 2. Các phương pháp nghiên cứu
    2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

    Thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết từ các cơ quan chức năng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây Dựng, Viện Chiến lược phát triển, Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Ban quản lý các khu công nghiệp Thanh Hoá, Bộ phận quản lý của từng khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Cục thống kê
    Tìm tòi các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp thông qua các sách báo, tạp chí, tranh ảnh trong và ngoài nước. Thu thập những báo cáo của các hội thảo, báo cáo tổng kết hàng năm của các khu công nghiệp, của từng doanh nghiệp .liên quan đến ngành khu công nghiệp. Một trong số các tài liệu thu thập đó là: tài liệu tham khảo (TLTK) số 1,2,3,4,5,6,7. Thông tin về khu công nghiệp từ các báo, tạp chí: TLTK số 55.
    2.2. Phương pháp điều tra thực địa
    Đây là phương pháp dùng để kiểm tra lại các báo cáo sổ sách nhằm tránh tình trạng xa rời thực tế. Kết hợp với việc tham gia quan sát thực tế hoạt động của từng nhà máy của khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá: quan sát vận hành dây chuyền II nhà máy xi măng Bỉm Sơn chạy thử sau cải tạo; hoạt động của các công đoạn sản xuất nhà máy xi măng Nghi Sơn với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, cầu cảng chuyên dụng Nghi Sơn; công nghệ sản xuất phân bón Thần Nông NPK, sản xuất mía đường, chụp ảnh tư liệu .
    2.3. Phương pháp thống kê toán học
    Sau khi đã thu thập số liệu và điều tra thực tế thì phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu phù hợp với đề tài. Phương pháp so sánh toán học được sử dụng trong chương III: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp Thanh Hoá, thể hiện tình hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp; phương pháp phân tích tương quan được sử dụng để phân tích các số liệu về công suất, doanh thu, thu nhập, tình hình sử dụng đất, hiệu quả đầu tư của các dự án khu công nghiệp khả thi
    Việc thống kê và xử lý các số liệu thống kê về tình hình sản xuất và kinh doanh của khu công nghiệp hàng năm và biểu diễn trực quan chúng qua biểu đồ giúp ích rất lớn cho việc phân tích, chứng minh sự phát triển và phân bố các hoạt động của các khu công nghiệp.
    Như vậy, phương pháp thống kê toán học đã giúp cho việc đảm bảo tính định lượng trong nghiên cứu địa lý kinh tế của khu công nghiệp.
    2.4. Phương pháp so sánh, phân tích đánh giá tổng hợp
    Phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra kết quả nghiên cứu chính thức theo mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài .
    2.5. Phương pháp chuyên gia
    Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia (Kỹ sư làm việc trong Khu công nghiệp Nghi Sơn, Bỉm Sơn. Ban quản lý các khu công nghiệp Thanh Hoá vv. )về khu công nghiệp để tìm hiểu về công nghệ mới .
    2.7. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
    Sử dụng những bản đồ hiện có như những tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu:
    - Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá
    - Bản đồ nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp Thanh Hoá
    Đồng thời tác giả cũng tiến hành xây dựng được một số bản đồ, sơ đồ sau :
    - Bản đồ phân bố các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
    - Bản đồ hiện trạng phát triển các khu công nghiệp ở Thanh Hoá.
    - Bản đồ tài nguyên khoáng sản phục vụ khu công nghiệp.
    - Lược đồ từng khu công nghiệp tỉnh thanh Hoá
    Ngoài ra, còn xây dựng một số biểu đồ hình cột, hình miền,hình tròn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...