Tài liệu Sự hình thành & phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự hình thành & phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở VNSỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

    MỞ ĐẦU
    Tầm quan trọng của vấn đề:
    Phát triển kinh tế thị trường có vai trò quan trọng. Nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa thì không còn con đường nào khác là phát triển kinh tế KTTT. Kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển nghành nghề tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, phát triển số lượng, chủng loại, chất lượng, hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi địa vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý và tiết kiệm . Vì vậy phát triển kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng Chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hoá Xã hội chủ nghĩa nền sản xuất.
    Phát triển kinh tế thị trường là một yều cầu quan trọng đặt ra trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, nhằm đảm bảo cho mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”
    Tuy rằng nền kinh tế thị trường trong đời sống xã hội ở nước ta còn nhiều hạn chế song nó vẫn được ghi nhận như một bước đột phá trong tư duy lý luận . Bước đột phá đó chính là việc lần đầu tiên ta nêu lên khái niệm nước ta đang thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4- 2001).
    NỘI DUNG
    I) NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1) Khái niệm nền kinh tế thị trường
    Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường, quan hệ hàng hoá tiền tệ trở nên phổ biến. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc bản chất.
    Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế văn minh, đó là nền kinh tế vận động, phát triển gắn liền với hệ thống đồng bộ các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài nguyên.
    Kinh tế thị trường đầy đủ gắn liền với một hệ thống luật lệ thể chế, hệ thống các đạo luật, các quy phạm xương sống của nền kinh tế. Về thực chất là những khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho nền kinh tế năng động có trật tự.
    2)Tính quy luật của sự hình thành kinh tế thị trường
    Ngược dòng lịch sử về sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hoá. Măc dù mỗi nứơc có sự khác nhau về trình độ, tính chất và sắc thái dân tộc, phát triển nhanh hay chậm. Song nhìn chung sự tiến triển của nó đều lấy trình độ xã hội hoá sản xuất làm điểm xuất phát, được thực hiện thông qua các tiến trình:
    1.Quá trình tổ chức phân công và phân công lại lao động xã hội
    Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các nghành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyên môn hoá sản xuất thành những nghành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của họ phải có một liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
    Tuy nhiên phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C.Mác đã chứng C.Mác viết chỉ có những sản phẩm của lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những hàng hoá. Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.
    2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất, hay quá trình đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Sự khác biệt này là do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ.
    Chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiên ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua- bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
    Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động.
    3. Quá trình tiến hành cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và dẫn tới việc hình thành một loạt các thị trường mới: thị trường vốn, thị trường kỹ thuật – công nghệ, thị trường lao động.
    Kinh tế thị trường đòi hỏi sự phân bố tài nguyên một cách hiệu quả, cho nên cần có một hệ thống thị trường hoàn chỉnh. Hệ thống thị trường là một tổng thể thống nhất hữu cơ các loại thị trường có mối quan hệ lẫn nhau. Hệ thống thị trường không chỉ có thị trường hàng hoá như hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất mà còn có các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường nhà đất.
    Chúng ta biết rằng, thị trường ra đời cùng với sự hoạt động trao đổi hàng hoá và phát triển theo sự mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá. Sức sản xuất xã hội càng tăng và xã hội không ngừng tiến bộ , thì quan hệ trao đổi hàng hoá cũng được phát triển với hình thức khá cao, hình thành hệ thống thị trường hoàn chỉnh. Trao đổi hàng hoá là nội dung cơ bản của hoạt động thị trường, và thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường sức lao động là nội dung cơ bản nhất của hệ thống thị trường.Trong hệ thống thị trường, các loại thị trường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Hệ thống thị trường phải có tính thống nhất và tính mở, đó là yêu cầu cơ bản và là đặc tính của hệ thống thị trường.
    Thị trường hàng hoá: chiếm vị trí nền tảng trong hệ thống thị trường, các thị trường khác, trên chừng mực nhất định phục vụ thị trường hàng hoá. Thị trường hàng hoá theo nghĩa hẹp còn gọi là thị trường vật phẩm, là nơi trao đổi sản phẩm vật chất hữu hình. Chủ thể của thị trường là người bán ( người sản xuât, người cung ứng) và người mua ( người tiêu dùng, người sử dụng) tham gia trao đổi hàng hoá. Khách thể của thị trường là các loại hàng hoá. Căn cứ vào nội dung của thị trường hàng hoá thì nó bao gồm những chức năng chủ yếu sau:
    a) Tạo điều kiện thể thực hiện trao đổi hàng hoá. Người sản xuất và người tiêu dùng trao đổi hàng hoá với nhau thông qua thị trường
    b) Định giá hàng hoá trên cơ sở quy luật giá trị nhằm xác định sức cạnh tranh của hàng hoá
    C) Ảnh hưởng đến quan hệ của cung cầu. Giá cả hình thành trong cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu.
    Thị trường sức lao động: thị trường sức lao động là nơi tiến hành lưu động và giao lưu. Tác dụng của nó là vận dụng cơ chế thị trường điều tiết quan hệ cung cầu sức lao động, thúc đẩy nhân tài lưu động hợp lý, thực hiện bố trí hợp lý tài nguyên sức lao động. Theo chỉ dẫn của “Chủ nghĩa trọng thương”, giai cấp tư sản thương nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương nghiệp mua bán, trao đổi . Cùng với việc tích luỹ vốn, thị trường sức lao động cũng được hình thành. Mặt khác, do sự hoạt động của quy luật giá trị nên tất yếu sẽ dấn đến sự phân hoá giàu nghèo, phát sinh quan hệ giữa một bộ phận làm ăn giỏi trở thành ông chủ và một bộ phân khác do nhiều hoàn cảnh, đã trở thành những người bán sức lao động và xuất hiện hàng hoá - sức lao động. Như vậy, nếu kinh tế hàng hoá xuất hiện như một quy luật trong quá trình phát triển kinh tế thì sự ra đời hàng hoá - sức lao động là một tất yếu. Điều đó là khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai.
    ã Sự xuất hiện của thị trường sức lao động là nhân tố quyết định cho sự chuyển biến từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường vì các lý do sau đây:
    _Thứ nhất, sự xuất hiện hàng hóa –sức lao động thể hiện trình độ phát triển cao của nền kinh tế. Đặc trưng của kinh tế hàng hoá giản đơn là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, nó chưa thoát khỏi sự ràng buộc của cách sản xuất chỉ mới đủ để tiêu dùng , chưa có sản phẩm dư thừa. Kinh tế thị trường được đăc trưng bởi trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dư thừa, có nhiều sản phẩm, có khả năng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Hay nói cách khác là trong nền kinh tế thị trường, lao động của người công nhân có năng suất cao. Người mua sức lao động là mua khả năng sinh lời của nó. Vì vậy sự xuất hiện của hàng hoá- sức lao động thể hiện trình độ của kinh tế hàng hoá đã phát triển.
    _Thứ hai, sự xuất hiện hàng hoá- sức lao động và thị trường sức lao động thể hiện sự hình thành một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Với sự xuất hiện của hàng hoá này, đất đai cũng trở thành hàng hoá, thành đối tượng mua bán Vì vậy, tất cả các yếu tố sản xuất và sản phẩm xã hội đều trở thành hàng hoá, thành đối tượng mua bán. Điều này đảm bảo cho sự vân hành trôi chảy của tất cả các loại thị trường.
    Hàng hoá sức lao động ra đời thì tiền tệ có thêm chức năng mới. Trước đây, tiền tệ chỉ là phương tiên để đo lường giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ. Nhiều nhà kinh tế học chỉ coi tiền tệ là phương tiện lưu thông thông thường, do vậy Adam Smith mới nói “tiền tệ là bánh xe vĩ đại của lưu thông”. Với sự xuất hiện hàng hoá - sức lao động, tiền còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị để thu lợi chuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
     
Đang tải...