Tiểu Luận Sự hấp dẫn của giáo dục nhật bản

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo cuối kì năm 2013
    Đề tài: SỰ HẤP DẪN CỦA GIÁO DỤC NHẬT BẢN
    Định dạng file word (kết luận các bạn tự viết vào nhé)


    MỤC LỤC
    BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1
    I. Sự hấp dẫn của lịch sử. 2
    1. Giáo dục Nhật Bản thời kỳ cổ, trung đại 2
    2. Giáo dục Nhật Bản trước năm 1945. 4
    3. Giáo dục Nhật Bản sau năm 1945 và cuộc phát triển thần kỳ. 4
    II. Sự hấp dẫn văn hóa. 7
    1. Văn hóa Magan. 7
    2. Văn hóa trà đạo. 11
    3. Các lễ hội đậm chất văn hóa. 11
    III. Sự hấp dẫn từ chất lượng giáo dục. 17
    IV. Kết luận. 20


    I. Giới thiệu chung
    Nhật Bản – một cường quốc phát triển mạnh mẽ của thế giới và được cả thế giới nể phục trong công cuộc phục hưng thần ký sau thất bại của cuộc chiến tranh Thế giới thứ II. Là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thướng xuyên phải hứng chịu thiên tai. Vì vậy, từ lâu đời, các nhà cầm quyền Nhật Bản đã nhận ra một điều, muốn đất nước phát triển, điều quan trọng Nhật Bản phải làm là phát triển về con người. Chính vì vậy giáo dục đã trở thành một quốc sách của đất nước Nhật bản, một nét văn hóa của nhân dân Nhật Bản.
    Chính vì có những bước phát triển thần kỳ, những thành tích không thể phủ nhận của nền giáo dục Nhật Bản. Những năm gần đây, lượng du học sinh, sinh viên của nước ngoài tại Nhật Bản tang cao qua từng năm. Theo thống kê của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) có 141.774 sinh viên nước ngoài đến học tập tại Nhật Bản trong năm 2010, tăng 6,8% tức khoảng hơn 9.000 sinh viên so với năm 2009. Chiếm phần lớn trong số này là lượng học sinh, sinh viên đến từ Châu Á chiếm 92,4%, sinh viên đến từ châu Âu chiếm 3,1%, và 1,9% sinh viên đến từ Bắc Mỹ. Theo kế hoạch, chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng sinh viên quốc tế tại nước này lên khoảng 300.000 sinh viên vào năm 2020, đồng thời hỗ trợ nguồn tài chính cho những trường đại học tiếp nhận sinh viên quốc tế.

    Trong đề tài tiểu luận lần này chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao nền giáo dục Nhật Bản lại thu hút học sinh, sinh viên như vậy? Những yếu tố nào có sức hút đối với học sinh, sinh viên quốc tế đến với Nhật Bản?Và phần nào cung cấp những thong tin bổ ích, lý thú cho những ai có sự yêu thích, tìm hiểu về nền giáo dục rực rỡ của đất nước Mặt Trời mọc.

    I. Sự hấp dẫn của lịch sử.
    1. Giáo dục Nhật Bản thời kỳ cổ, trung đại
    Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất phương Đông. Và nền giáo dục Nhật Bản phát triển từ rất sớm do có sự học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài.
    Từ thế kỷ thứ III-II TCN Nhật Bản đã có giao lưu văn hóa với Trung Quốc. Chủ yếu là học hỏi về kinh nghiệm trồng lúa nước, kỹ thuật canh tác, chế biến đồ sắt đồ đồng, kỹ thuật mỹ nghệ, thủ công
    Sự giao lưu văn hóa này phát triển mạnh mẽ dưới thời Yamato, với sự du nhập của hệ thống chữ viết, nền văn học truyền thống và đạo Khổng. Kể từ thời gian này trở đi, nhiều lần Thiên Hoàng đã tổ chức cho học sinh du học sang Trung Quốc. Cụ thể, dưới thời Nguyên Chính Thiên Hoàng (618 -907) đã tổ chức du học tời 500 người, trong số đó có nhiểu người ở lại đến 30 năm. Nội dung chủ yếu họ nghiên cứu văn chương, điển chương, ngôn ngữ, văn tự, phong tục tập quán của người Trung Quốc.
    Dưới thời ký hưng thịnh của nền giáo dục Trung Hoa – nhà Đường, Nhật Bản đã học tập và mô phỏng nền giáo dục này. Cụ thể đã lập trường đại học tại kinh đô, chế độ học tập dần được hoàn thiện với những chế độ khoa cử nghiêm khắc. Cũng trong thời ký này, Nhật Bản cho du nhập lên tới 1579 bộ sách Hán và hơn 16000 cuốc bao gồm văn học, triết học, sử học, nghệ thuật, kỹ thuật
    Sự tiếp thu văn hóa Trung Quốc kéo dài mãi tới thế kỷ IX, thế kỷ X và đỉnh cao là sự thành lập trường Daigaiku – là trường đại học đầu tiên của Nhật Bả được xây dựng theo mô hình Trung Quốc.

    Đến thế kỷ thứ XVI, XVII Nhật Bản bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn giao thoa với các quốc gia Phương Tây phát triển, lạ lẫm. Thông qua các thương gia, lái buôn, chủ yếu là người Bồ Đào Nha, Hà Lan nền văn hóa phương Tây được du nhập vào Nhật Bản. Đi cùng với các nhà lái buôn là các nhà truyền đạo, còn gọi là cha sứ. Các nhà truyền đạo này truyền bá Thiên Chúa giáo và có rất nhiều con chiên ngoan đạo tại các nơi truyền giáo. Chính vì lo lằng trước hiện tượng này, có khoảng thời gian 200 năm (1639-1854) Nhật Bản thực hiện chính sách đóng cửa, tránh giao lưu với các nước Phương Tây. Trong thời kỳ này, Thiên Chúa giáo bị cấm đoán và chỉ có duy nhất quốc gia Hà Lan là được Nhật Bản cho giao lưu vào lúc này. Chính vì thế nền học vấn Hà Lan chính thức ảnh hưởng đến Nhật Bản thời gian này. Langaku ( Hà Lan học), cùng với Kokugaku ( Quốc học), Jugaku ( Nho học) là những môn học dưới thời này. Các nhà cấm quyền lúc này khuyến khích học tiếng Hà Lan và đến những năm 1720 đã cho nhập sách nước ngoài trừ sách tôn giáo. Các nhà chức trách lúc này đã tán thành quan điểm phải tiếp thu văn hóa phương Tây.
    Đến thế kỷ thứ XVIII, tiếp thu nền văn hóa Hà Lan, người Nhật Bản đã thu được nhiều thành tựu đáng kể về khoa học kỹ thuật, thiên văn, địa lý, y học .
    Đến năm 1868 đã có tới 40% trẻ em nam và 15% trẻ em nư đã biết đọc, viết và có khả năng tính toán. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền giáo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...